Thơng tin dự báo về nhu cầu nhập gạo của các nước châu Phi năm 2009 và những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu phi doc (Trang 58 - 61)

và những năm tiếp theo

Thứ nhất, vài nét về phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và châu Phi.

Việt Nam và nhiều nước ở châu Phi đĩ cú mối quan hệ từ rất lõu (chủ yếu là các nước trong phe XHCN cũ). Hiện nay 54 nước Châu Phi đều là đối tác của Việt Nam cả về chính trị và kinh tế nhưng phát triển chưa tương xứng với mối quan hệ đĩ. Đến nay, mới cĩ 8 nước châu Phi cĩ đại sứ quán tại Việt Nam như: Nam Phi, Ai Cập, Tan-za-ni- a...

Trên phương diện kinh tế, mặc dù cĩ những khĩ khăn, cách trở về địa lý, nhưng thời gian qua đĩ chứng kiến những bước tiến khơng ngừng trong quan hệ Việt Nam với Châu Phi. Nếu như năm 2007, kim ngạch thương mại giữa hai bên mới đạt 1 tỷ USD thỡ năm 2008 đĩ là 2 tỷ USD. Đĩ là sự tăng trưởng ngoạn mục. Năm 2009 dự kiến đạt 2,5 tỷ USD và đến năm 2010 sẽ là 3 tỷ USD.

Các nước Châu Phi mong muốn hợp tác với Việt Nam. Sắp tới đây sẽ cĩ nhiều nhà lĩnh đạo Châu Phi tới Việt Nam để bàn về quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, mở rộng quan hệ với Việt Nam. Đây cũng là hướng phát triển cần được chúng ta quan tâm.

Thứ hai, thơng tin dự báo về nhu cầu nhập gạo của châu Phi năm 2009 và những năm tiếp theo.

Theo báo cáo mới phát hành trong tháng 6/2009 về thị trường gạo thế giới của Tổ chức Nơng Lương Liên Hợp quốc (FAO), sản lượng gạo thu hoạch ở châu Phi trong năm 2009 sẽ đạt mức tương đương sản lượng kỷ lục của năm 2008.

Mùa vụ 2009 tương đối thuận lợi tại một số nước châu Phi, tại các nước phía nam châu lục mùa vụ chính trong năm đĩ thu hoạch xong vào thỏng 6. Ước tính, sản lượng lúa ở châu Phi năm 2009 đạt 25,6 triệu tấn (tương đương 16,8 triệu tấn gạo), đạt mức tương tự sản lượng của năm 2008 với 25,5 triệu tấn.

Việc tiếp tục duy trỡ sản lượng sản xuất gạo cao trong năm nay là kết quả rất đáng mừng đối với các nước châu Phi khi mà sản lượng gạo năm 2008 là một sự đột biến. Cũng giống năm ngối, ngành sản xuất lúa gạo được lợi nhờ những chính sách khuyến khích hỗ

trợ từ Chính phủ tiếp tục được thực hiện.

Mặc dầu vậy, châu Phi vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn trong năm 2009, dự báo lượng gạo nhập khẩu sẽ tăng thêm 2% lên 9,6 triệu tấn so với 9,4 triệu tấn trong năm 2008. Bất chấp sản lượng thu hoạch cao trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009 cùng với giá gạo thế giới cĩ chiều hướng giảm, giá gạo tại các nước châu Phi vẫn cao so với thời điểm trước năm 2008.

Do giá gạo tại châu Phi khơng giảm so với mức giá 1 năm trước, một số chính phủ đĩ phải tiếp tục sử dụng cỏc biện phỏp đĩ ỏp dụng từ năm ngối để duy trỡ nhập khẩu gạo từ nước ngồi nhằm giảm nhiệt giá gạo trong nước. Tuy vậy, mặc dù bắt đầu cĩ chiều hướng giảm nhưng giá gạo thế giới vẫn ở mức cao làm cản trở việc nhập khẩu gạo tại một số nước ở châu lục.

Để đề phũng khả năng thiếu hụt lương thực, nhiều nước châu Phi tiếp tục duy trỡ việc nhập khẩu gạo với số lượng tăng hơn trong năm nay. Điển hỡnh như Bờ Biển ngà cĩ khả năng tăng lượng nhập khẩu gạo thêm 6% lên 900.000 tấn trong năm 2009, đồng thời, để kiềm chế giá gạo tăng cao, thuế nhập khẩu gạo đĩ được miễn trong suốt quí I năm 2009.

Tại Ghi-nờ thỡ chính phủ nước này thơng báo sẽ nhập 450.000 tấn gạo trong tháng 3 và trợ giá bán ra nhằm đối phĩ với việc giá gạo trong nước đứng ở mức cao. Cũn tại Gha-na thỡ với việc chớnh phủ tiếp tục hoĩn ỏp dụng quy định thuế nhập khẩu gạo được đưa ra từ năm ngối, lượng gạo nhập khẩu dự báo sẽ tăng thêm 37% lên mức 540.000 tấn trong năm nay.

Chính sách tự do thương mại của một số nước là nguyên nhân gây ra tỡnh trạng sản lượng gạo trong nước giảm, vỡ vậy nhiều Chớnh phủ sau khi đưa ra một số biện pháp nhằm ổn định giá gạo trong nước sẽ xem xét lại các quy định về thuế nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu gạo. Dự báo, lượng gạo nhập khẩu của Xê-nê-gan sẽ tăng 6% lên mức 900.000 tấn, cũn Tan-za-ni-a phải nhập 150.000 tấn gạo, tăng 50% so với năm trước.

Tương tự, do triển vọng mùa màng khơng mấy khả quan, Ma-đa-gat-xca cĩ thể phải nhập khẩu 100.000 tấn. Đối với Nam Phi, do khơng tự sản xuất được lúa gạo, trong khi nhu cầu trong nước tăng cao, lượng gạo nhập khẩu sẽ tăng 13% lên mức 900.000 tấn. Trong khi đĩ, các nước Buốc-ki-na Fa-xơ, Ghi-nê Xích-đạo, Li-bê-ri-a, Ni-giê-ri-a và Siêra-Lêon cĩ thể sẽ giảm được nhập khẩu gạo do được mùa và tăng lượng gạo dự trữ từ mùa vụ năm ngối.

Tại Ni-giê-ri-a, nước nhập khẩu gạo lớn nhất châu lục, do sản lượng gạo sản xuất trong nước tăng nên nhập khẩu sẽ giảm 10% xuống cũn 1,8 triệu tấn. Tuy nhiờn do lượng gạo nhập khẩu cũn lại từ năm ngối cũn khỏ lớn, cựng với sự mất giỏ của đồng Naira (đơn vị tiền tệ của Ni-giê-ri-a) làm cho giá gạo trong nước khơng giảm được như mong muốn của chính phủ, vỡ vậy gạo nhập khẩu giá rẻ hơn tiếp tục vào Ni-giê-ri-a.

Tại Ai Cập, lệnh cấm xuất khẩu gạo ban hành năm 2008 nhằm kiềm chế giá bán gạo trong nước đĩ hết hạn vào thỏng 4 năm nay, và để tránh giá gạo trong nước tăng cao, trong tháng 2 vừa qua, Bộ Cơng Thương Ai Cập đĩ tiếp tục gia hạn quy định này. Tuy nhiên, việc gia hạn quy định cĩ cho phép các cơng ty xuất khẩu gạo với điều kiện cứ mỗi tấn gạo xuất khẩu thỡ phải dành bỏn 1 tấn cho Cơ quan Cung cấp hàng hố, đơn vị điều hành chương trỡnh trợ giỏ lượng thực Quốc gia. Cũng tại quy định này, thuế xuất khẩu gạo tăng từ 300 LE (đơn vị tiền tệ của Ai Cập, tương đương 55 USD) lên 1000 LE

(182USD)/tấn.

Mặc dầu việc sửa đổi lệnh cấm này nhằm kéo dài thời gian áp dụng, tuy nhiên mới đây Chính phủ Ai Cập dự định sẽ bĩi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo vào thỏng 10 năm nay. Nếu vậy, Ai Cập cĩ thể sẽ xuất khẩu được khoảng 800.000 tấn gạo trong năm nay, cao hơn nhiều so với lượng gạo xuất khẩu là 500.000 tấn trong năm 2008.

Nhận thấy tỡnh trạng phải nhập khẩu nhiều lương thực qua nhiều năm, các quốc gia châu Phi đĩ cam kết nỗ lực tự cung cấp đủ lương thực thơng qua các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước. Sau một năm hoạt động, Liên minh phát triển gạo châu Phi (CARD) đĩ đặt mục tiêu tăng gấp đơi sản lượng gạo của châu Phi đến năm 2018 với một kế hoạch liên kết chiến lược dài hạn giữa Liên minh cách mạng xanh châu Phi và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA). Trong năm đầu tiên thực hiện, Chương trỡnh đĩ giỳp 12 nước xây dựng kế hoạch, 9 nước trong số này sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch mục tiêu trong năm nay. Tĩm lại, xu thế nhập khẩu gạo ở châu Phi cũn tiếp diễn trong năm nay và nhiều năm tiếp theo.

Với tỡnh hỡnh kinh tế của cỏc nước châu Phi như hiện nay, cũng như những chính sách ưu tiên cho việc nhập khẩu gạo thỡ việc xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường này trong năm 2009 và các năm tiếp theo rất khả quan.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu phi doc (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)