Tình hình thanh toán quốc tế tại Habubank Chi nhánh Hoàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Habubank Hoàng Quốc Việt.DOC (Trang 34)

Việt thời gian qua

Tại Habubank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nghiệp vụ thanh toán quốc tế mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng đã đóng góp một phần không nhỏ vào doanh số của ngân hàng, với việc kết hợp nhiều dịch vụ mới đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Doanh thu (USD) luôn tăng trưởng khá qua các năm, trong đó chủ yếu là L/C nhập và L/C xuất.

Bảng 2.4. Doanh số thanh toán quốc tế từ năm 2004 – 2006

Đơn vị: USD

Loại dịch

vụ

Năm 2004 Năm 2005 Năm2006

Doanh thu (USD) Tỷ trọng (%) Doanh thu (USD) Tỷ trọng (%) Doanh thu (USD) Tỷ trọng (%) Chuyể n tiền 3.897.961,24 24,34 7.588.245,44 37,0 3 8.505.539,66 37,83 L/C nhập 11.238.785,4 1 70,1 9 10.299.726,7 5 50,2 6 13.297.998 59,15 L/C xuất 100.000,00 0,62 102.027,00 0,50 120.517,00 0,54 Nhờ thu 306.330,00 1,91 340.039,23 1,66 381.510,15 1,70 Kiều hối 486.841,38 3,04 2.162.199,44 10,55 176.087,48 0,78 Tổng số 16.011.918,0 3 100 20.492.237,8 4 100 22.481.652,2 9 100 2.2.4.Các công tác khác

- Công tác thanh toán, dịch vụ

Với khối lượng, thành phần kinh tế thanh toán vốn ngày càng lớn hơn nên công tác vốn ngày càng phức tạp, tuy nhiên Habubank chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã tổ chức tốt công tác thanh toán vốn đặc biệt là vào thời điểm cuối năm đối với các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn không để chậm trễ kế hoạch sai sót, đảm bảo uy tín của Chi nhánh với khách hàng.

Về triển khai dịch vụ và kết quả tài chính: Trong những năm qua, cùng với việc huy động vốn, mở rộng đầu tư vốn, đẩy mạnh công tác thu nợ, thu lãi đến hạn, thu nợ quá hạn, Chi nhánh đã mở rộng các loại hình dịch vụ tiện ích nh ăm tăng tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu, những dịch vụ triển khai như:

chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bảo hiểm, đầu tư và hỗ trợ đầu tư chứng khoán.

Kết quả chi nhánh đã thực hiện được tất cả các loại hình dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và đảm bảo an toàn tài sản.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát

Để thực hiện tốt mục tiêu an toàn trong kinh doanh và phát huy tốt vai trò kiểm soát theo tinh thần chỉ đạo của Habubank, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh Habubank Hoàng Quốc Việt luôn được chú trọng và duy trì thường xuyên. Trên cơ sở nhiệm vụ kinh doanh, căn cứ vào chương trình kiểm tra của Habubank, Habubank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã chủ động lập chương trình và thực hiện kiểm soát trên tất cả các mặt nghiệp vụ: tín dụng, kế toán, kho quỹ…từ đó đôn đốc việc thực hiện chế độ qui định của Ngân hàng. Trong thời gian qua, với hoạt động tín dụng ngày càng tăng trưởng và bền vững do chi nhánh đã tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát quy trình cho vay trước, trong và sau khi cho vay luôn đảm bảo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Habubank, tổ chức thực hiện nhiều đợt kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động của chi nhánh nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

- Công tác quản lý, điều hành

Nhận thức được những khó khăn và những thách thức trong năm 2007, ban lãnh đạo Habubank chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã xác định phương châm hoạt động đúng đắn, đặt mục tiêu an toàn tiết kiệm và hiệu quả lên hàng đầu, tập trung chấn chỉnh các hoạt động Ngân hàng, rà soát lại quá trình nghiệp vụ và bộ máy tổ chức dân sự, công tác chỉ đạo điều hành, luôn theo sát các diễn biến của nguồn vốn, đầu tư vốn để từ đó có sự chỉ đạo kịp thời về lãi suất và đảm bảo khả năng chi trả.

Đào tạo và đào tạo lại cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng, nếu làm tốt được công tác đào tạo và đào tạo lại không những đem lại cho Ngân hàng được đội ngũ cán bộ từ cấp quản lý tới cán bộ tác nghiệp giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn góp phần đạt được những mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Trong những năm qua Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ đặc biệt chú trọng đào tạo về Thẩm định dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp, đào tạo về tin học kế toán, thanh toán quốc tế, ngoại ngữ… Trong năm 2005 và 2006, Habubank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã tổ chức đào tạo cho cán bộ Ngân hàng về chứng khoán, các nghiệp vụ về kỹ năng cần thiết nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên Ngân hàng, từ đó phục vụ Ngân hàng ngày một tốt hơn. 2.3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH HABUBANK

HOÀNG QUỐC VIỆT

2.3.1 Tình hình cho vay của Chi nhánh

Bảng 2.5. Doanh số cho vay qua các năm 2004 - 2006

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.TheoTP kinh tế - KTQD 338.640 13,9 43.949 14,2 59.555 12,5 - KTNQD 209.759 86,1 265.549 85,8 416.884 87,5 2. Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 90.28 37,2 126.275 40,8 149.602 31,4 - Trung dài hạn 152.995 62,8 183.223 59,2 326.837 68,6 3. Theo tiền tệ - VNĐ 171.998 70,6 211.387 68,3 313.020 65,7 -Ngoại tệ qui đổi 71.625 29,4 98.111 31,7 163.419 34,3 Tổng số 234.623 309.498 476.439

Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay của Chi nhánh có xu hướng tăng lên theo các năm. Năm 2004, doanh số cho vay là 234.623 triệu đồng, năm 2005 là 309.498 triệu đồng và đến năm 2006 tăng lên 476.439 triệu đồng. Tuy vậy, tỷ trọng cho vay theo các thành phần kinh tế vẫn chưa cân xứng. Khối lượng cho vay đối với khối ngoài quốc doanh luôn lớn gấp nhiều lần so với khối quốc doanh. Qua 3 năm, doanh số cho vay khối ngoài quốc doanh luôn đạt trên 85%, còn doanh số cho vay thành phần kinh tế quốc doanh luôn dưới 15%. Năm 2004 tỷ lệ này là 81,6%, năm 2005 là 85,8% và năm 2006 là 87,5%. Mặt khác, tỷ trọng doanh số cho vay đối với khối quốc doanh lại có xu hướng giảm dần theo thời gian. Điều này phù hợp với thực tế vì các khoản vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường được các NHTMQD ưa chuộng hơn vì rủi ro thấp và các doanh nghiệp này khi có nhu cầu vay vốn thì thường đến các NHTMQD vay. Mặt khác các doanh nghiệp nhà nước đang có xu hướng giảm dần do chính sách cổ phần hoá, do chuyển sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Doanh số cho vay theo kỳ hạn thay đổi theo năm, tuy nhiên trong 3 năm qua thì doanh số cho vay trung và dài hạn luôn lớn hơn cho vay ngắn hạn. Trong các năm từ năm 2004 đến 2006 tín dụng trung dài hạn lần lượt là 62,8%; 59,2%; 68,6%. Mặc dù tỷ lệ này thay đổi theo thời gian nhưng vẫn thấy vai trò chủ đạo của tín dụng trung và dài hạn. Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn cao đã làm cho ngân hàng tăng thêm lợi nhuận, nâng cao uy tín và sự cạnh tranh trên thị trường.

Xét theo tiền tệ, cho vay bằng nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên qua các năm, trong đó cho vay bằng ngoại tệ dần dần chiếm một tỷ trọng cao hơn trong hoạt động tín dụng. Năm 2004 - 2006 tỷ lệ cho vay nội tệ lần lượt là 70,6%; 68,3% và 65,7%, trong đó tỷ lệ cho vay ngoại tệ tương ứng là 29,4%; 31,7% và 34,3%. Tỷ lệ này là tương đối lớn mặc dù đây không phải là

thế mạnh của Ngân hàng, hơn nữa Ngân hàng lại nằm sát với Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương, một Ngân hàng rất có uy tín trong việc huy động và cho vay ngoại tệ. Điều này chứng tỏ Chi nhánh luôn có mối quan hệ không những với doanh nghiệp trong nước mà còn có nhiều quan hệ đối với doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

2.3.2 Thực trạng dư nợ của chi nhánh

Cơ cấu dư nợ theo khách hàng

Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ theo khách hàng

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiềnNăm 2004% Số tiềnNăm 2005% Số tiềnNăm 2006%

Cho vay doanh nghiệp 154.314 71,92 184.776 69,75 243.925 72,30 Cho vay tiêu dùng 60.249 29,08 80.136 30,25 93.454 27,70

Tổng dư nợ 214.563 100 264.914 100 337.379 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Dựa vào bảng số liệu ta thấy, qui mô tín dụng không ngừng tăng lên theo các năm. Theo cách phân loại dư nợ theo đối tượng khách hàng thì tín dụng doanh nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Năm 2004 tín dụng doanh nghiệp chiếm 71,92% tổng dư nợ. Năm 2005 và năm 2006 tỷ trọng này tương ứng là 69,75% và 72,3%. Dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhưng cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn khoảng trên dưới 30% .

Trong những năm gần đây, đời sống của người dân dần dần được nâng cao, vì vậy nhu cầu cho vay tiêu dùng tăng lên mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu mua sắm hàng hoá lâu bền như nhà cửa, xe ô tô, đồ gỗ sang trọng, du lịch… Với ưu thế trong việc cho vay tiêu dùng, Chi nhánh Habubank Hoàng Quốc Việt cần phát huy hơn nữa tiềm năng của thị trường này bằng những chương trình cho vay riêng biệt, lãi suất, sản phẩm, phương thức cho vay đa dạng, thời hạn cho vay dài hơn nhằm thu hút thêm khách hàng, cạnh tranh với những ngân hàng phát triển loại hình dịch vụ này.

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Biểu 2.1. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung và dài hạn Tổng dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng Nhìn vào biểu đồ ta thấy dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn liên tục tăng qua các năm với tốc độ khá cao. Trong đó tín dụng trung dài hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn so với tín dụng ngắn hạn. Tín dụng trung và dài hạn qua các năm lần lượt như sau: Năm 2004 dư nợ trung dài hạn đạt 148.478 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 69,2%; năm 2005 đạt 191.003 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72,1% và năm 2006 đạt 231.442 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 68,8%. Mặt khác, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn có sự khác nhau qua các năm nhưng luôn chiếm khoảng 30%. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh cho vay trung và dài hạn nhiều hơn tín dụng ngắn hạn. Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn cao đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây chuyền công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động.

2.3.3 Tình hình thu nợ

Bảng 2.7. Tình hình thu nợ của Chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Doanh số cho vay 243.623 309.498 476.439

Doanh số thu nợ 209.786 264.804 399.625

Thu nợ/ cho vay 86,1% 85,6% 83,9%

1. Phân theo TPKT

- Quốc doanh

+ Doanh số cho vay 33.864 43.949 59.555

+ Doanh số thu nợ 23.083 38.631 45.500

Thu nợ / cho vay 68,2% 87,9% 76,4%

- Ngoài quốc doanh

+ Doanh số cho vay 209.759 265.549 416.884

+ Doanh số thu nợ 186.703 226.173 354.125

Thu nợ / cho vay 89% 85,2% 85%

2. Phân theo kỳ hạn

- Ngắn hạn

+ Doanh số cho vay 90.628 126.275 149.602

+ Doanh số thu nợ 84.828 116.299 132.398

Thu nợ / cho vay 93,6% 92,1% 88,5%

- Trung dài hạn

+ Doanh số cho vay 152.995 183.223 326.837

+ Doanh số thu nợ 124.958 148.505 267.227

Thu nợ / cho vay 81,7% 81,1% 81,8%

(Nguồn : Phòng kinh doanh)

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy doanh số thu nợ của Chi nhánh qua các năm là khá cao và luôn xấp xỉ doanh số cho vay trong năm.

Nếu xét tình hình thu nợ phân theo thành phần kinh tế ta thấy: Tỷ lệ giữa thu nợ và cho vay của Chi nhánh đối với thành phần quốc doanh lần lượt là 68,2%; 87,9% và 76,4%. Trong khi đó tỷ lệ này đối với thành phần ngoài quốc doanh lần lượt là 89%; 85,2% và 85%. Điều này chứng tỏ chất lượng thu nợ của khối ngoài quốc doanh tốt hơn.

Xét tình hình thu nợ phân theo kỳ hạn ta thấy: Tỷ lệ giữa thu nợ và cho vay của Chi nhánh đối với các khoản vay ngắn hạn lớn hơn so với các khoản cho vay dài hạn. Lý do chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn thường chứa ít rủi ro hơn là các khoản vay trung và dài hạn nên việc thu nợ trong ngắn hạn luôn hiệu quả hơn. Tỷ lệ giữa thu nợ và cho vay ngắn hạn luôn khá cao lần lượt là 93,6%; 92,1% và 88,5% từ năm 2004 đến 2006. Ngoài ra, tỷ lệ này đối với các khoản vay trung và dài hạn tuy có thấp hơn nhưng vẫn đạt một tỷ lệ khá cao qua 3 năm là 81,7%; 81,1% và 81,8%. Điều này cho thấy công tác thu nợ luôn được Chi nhánh chú trọng và quan tâm và đạt kết quả khá tốt.

2.3.4 Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng

Bảng 2.8. Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng của Chi nhánh

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng nguồn vốn huy động 264.807 337.512 504.169

Tổng dư nợ 214.563 264.914 337.379

Hiệu suất sử dụng vốn 81,03% 78,49% 66,92%

Qua bảng trên cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh là chưa cao, ngoài ra còn giảm theo thời gian. Năm 2004 hiệu suất sử dụng vốn là 81,03%, năm 2005 là 78,49% và năm 2006 là 66,92%. Nguyên nhân là do tổng nguồn vốn huy động tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của dư nợ cho vay. Việc huy động vốn nhanh và nhiều là đáng khích lệ do đáp ứng được nhu cầu tín dụng, khả năng thanh khoản. Tuy nhiên tình trạng này là không tốt do huy động nhiều mà không cho vay khiến cho đồng vốn không sinh được nhiều lợi nhuận vì Ngân hàng phải chi trả cho một khối lượng lớn tiền gửi làm cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng là không cao.

2.3.5 Vòng quay vốn tín dụng

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Doanh số thu nợ 209.786 264.804 399.625

Dư nợ bình quân 182.423 242.939 380.595

Vòng quay vốn tín dụng 1,15 1,09 1,05

Bảng số liệu cho ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh là khá cao và luôn lớn hơn 1. Vòng quay vốn là chỉ tiêu đánh giá tần suất sử dụng vốn. Khi ngân hàng gia tăng nỗ lực thu hồi vốn là gia tăng tái sử dụng vốn tín dụng. Cũng như doanh nghiệp, vòng quay vốn nhanh giúp ngân hàng tái sử dụng vốn cho chu kỳ sản xuất kinh doanh khác. Vòng quay của vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một đồng vốn khi cho vay được nhiều lần sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Chỉ số này cao trước hết thể hiện khả năng thu nợ tốt, thể hiện hiệu quả cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, đối với Chi nhánh Habubank Hoàng Quốc Việt, tỷ lệ này cao không phải vì dư nợ bình quân thấp mà do doanh số thu nợ lớn hơn dư nợ bình quân, điều này phản ánh chất lượng khoản tín dụng là cao.

2.3.6 Sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động và cơ cấu cho vay

Bảng 2.10. Sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động và cơ cấu cho vay

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Huy động Cho vay Tỷ lệ tài trợ % Huy động Cho vay Tỷ lệ tài trợ % Huy động Cho vay Tỷ lệ tài trợ %

Tổng cộng 264,8 243,6 109 337,5 309,5 109 504,2 476,4 106 Ngắn hạn 181,4 90,6 200 216,4 126,3 171 313,1 149,6 209 Trung và dài hạn 83,4 152,0 55 121,1 183,2 66 191,1 326,8 58

Mối liên hệ nguồn vốn và tài sản chính là mối liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đó là hai mặt trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Nó

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Habubank Hoàng Quốc Việt.DOC (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w