Quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Habubank Hoàng Quốc Việt.DOC (Trang 62 - 63)

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có qui mô lớn nhất của NHTM là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán được chính xác các vấn đề xảy ra. Do đó, để nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất có thể xảy ra. Ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp sau trong việc quản trị rủi ro tín dụng: - Nhằm hạn chế sự phát sinh của các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi, Ngân hàng cần thực hiện các qui định về an toàn tín dụng được ghi trong Luật các tổ chức tín dụng và trong các Nghị định của Ngân hàng Nhà nước như tỷ lệ an toàn tối thiểu 8% vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro, dư nợ cho vay đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có hay các tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngân hàng được sử dụng để cho vay trung và dài hạn...

- Ngân hàng xác định danh mục các khoản tài trợ với mức rủi ro khác nhau như tín dụng thương mại, cho vay đối với người tiêu dùng, cho vay đối với các trung gian tài chính khác như NHTM, tổ chức tài chính phi ngân hàng, cho vay đối với Nhà nước.

- Xác định kịp thời dấu hiệu các khoản cho vay có vấn đề, xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề.

+ Thành lập các công ty (hoặc phòng ban) quản lý nợ xấu, xây dựng chính sách xử lý nợ xấu thích hợp. Phân công và qui trách nhiệm đòi nợ, liên kết các bên Ngân hàng - Khách hàng - Chính quyền địa phương trong việc xử lý nợ. + Ngân hàng cần phân loại nợ quá hạn như theo qui định: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn để phân tích nguyên nhân thực trạng cho vay, khả năng giải quyết.

 Trong trường hợp người vay không có khả năng tài chính tạm thời song vẫn có khả năng và ý chí trả nợ, Ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi.

 Trong trường hợp người vay lừa đảo, chây ỳ, không có khả năng trả, Ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong toả tiền gửi trên tài khoản...

 Trong trường hợp do cán bộ Ngân hàng gây ra, thì chính họ phải chịu trách nhiệm đòi nợ, bồi thường.

- Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể để loại trừ nợ xấu không thể thu hồi ra khỏi nội bảng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Habubank Hoàng Quốc Việt.DOC (Trang 62 - 63)