Thực trạng đầu tư phát triển của Tổng công tyPVC giai đoạn 2005

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.DOC (Trang 27 - 31)

II. Tình hình hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) giai đoạn 2005

2.Thực trạng đầu tư phát triển của Tổng công tyPVC giai đoạn 2005

Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tham gia vào thị trường xây lắp ở Việt Nam. Kể từ trước tới nay, trên thị trường xây lắp luôn diễn ra sự canh tranh khốc liệt giữa các Tổng công ty xây lắp lớn như: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Sông Hồng, VINACONEX, COMA….và các công ty khác mới ra đời. Tuy nhiên, nhờ có những định hướng đúng đắn và sự chỉ đạo chính xác hợp lý và kịp thời của ban lãnh đạo mà Tổng công ty đã đứng vững trên thị trường. Không chỉ như vậy, cho tới nay Tổng công ty PVC luôn là doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển bền vững và chiếm thị phần lớn trong thị trường xây lắp ở Việt Nam. Công tác đầu tư của Tổng công ty PVC thời gian qua có rất nhiều chuyển biến và đạt được nhiều kết quả, không chỉ mang lại lợi ích đối với ngành Dầu khí mà còn đối với tất cả các ngành khác có liên quan trong nền kinh tế quốc dân. Có được điều này, một phần là do Tổng công ty PVC luôn có chính sách đầu tư đúng đắn bao gồm: Đầu tư vào tài sản cố định, cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư đội ngũ lao động, đầu tư cho hoạt động marketing…

2.1. Đầu tư vào tài sản cố định.

Trong những năm 2006 – 2008, Tổng công ty PVC đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định nhằm phát triển Tổng công ty.

Bảng 3: Khối lượng vốn đầu tư vào TSCĐ của Tổng công ty PVC trong giai đoạn 2005 -2008

Năm 2005 2006 2007 2008 Nhà cửa vật kiến trúc 450.196.564 1.093.770.951 1.814.325.005 270.000.000.000 Máy móc thiết bị 4.091.868.575 7.720.906.093 6.390.325.454 524.000.000.000 Phương tiện vận tải 165.000.000 394.662.333 - 15.000.000.000 Thiết bị quản lý - 482.837.269 1.769.757.661 - TSCĐ khác - 2.750.000.000 -

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Tổng công ty PVC 2005 - 2008

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong giai đoạn từ 2005 – 2008, Tổng công ty PVC đã dành một số vốn rất lớn để đầu tư vào tài sản cố định nhằm phát triển Tổng công ty. Số vốn đầu tư vào tài sản cố định của Tổng công ty năm 2007 là 9.974.408.120 VNĐ thì đến năm 2008 số vốn ấy đã lên tới 809 tỷ đồng lớn gấp 81,1 lần so với năm 2007 và 65 lần so với năm 2006. Trong đó số vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư của Tổng công ty.

2.1.1 Đầu tư xây dựng cơ bản

Về tình hình đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản năm 2008 được tập đoàn chấp thuận với giá trị là 270 tỷ. Tính đến 31/12/2008 Tổng công ty PVC đã thực hiện đầu tư được 20,7 tỷ. Cụ thể với 2 dự án sau: Dự án xây dựng văn phòng đại diện tại 69 Nguyễn Du và Nhà máy chế tạo thiết bị tại Dung Quất.

- Đối với dự án xây dựng văn phòng đại diện của Tổng công ty: Tổng công ty PVC đã phối hợp với các Sở, Ban, Ngành chức năng của thành phố hoàn thiện các thủ tục trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt giá bán tài sản trên đất, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của lô đất. Tòa nhà trụ sở văn phòng do Tổng công ty PVC làm chủ đầu tư nằm trên khu đất có vị trí đẹp tại trung tâm Thủ đô, có diện tích 606 m2. Theo thiết kế, tòa nhà cao 9 tầng (2 tầng hầm) với kiến trúc hiện đại, phối cảnh đẹp, không gian thoáng, tổ chức mặt bằng hợp lý. Tổng công ty PVC đã tiến

hành động thổ xây dựng công trình vào ngày mùng 5 tháng 1 năm 2009. Công trình có tổng vốn đầu tư khoảng 130 tỷ đồng, thời gian thi công là 12 tháng.

- Dự án xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị tại Dung Quất với giá trị thực hiện đạt 20,7 tỷ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Tổng công ty.

2.1.2 Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị

Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là một hình thức của đầu tư phát triển nhằm hiện đại hóa dây chuyền công nghệ và trang thiết bị, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và để đối phó với các đối thủ cạnh tranh tạo chỗ đững vững chắc trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đổi mới máy móc thiết bị, giảm chi phí xây lắp, tăng năng suất lao động.

Hiểu được vấn đề đấy, nên những năm gần đây Tổng công ty PVC luôn dành một phần rất lớn từ nguồn vốn đầu tư phát triển để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công tác xây lắp. Tỷ lệ đầu tư này luôn chiếm trên 65% tổng lượng vốn đầu tư. Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu 1 ta thấy, có sự khác biệt rất lớn giữa lượng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị của năm 2007 và 2008. Nếu số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị ở năm 2007 chỉ hơn 6 tỷ thì đến 2008 lượng vốn đấy đã tăng lên 509 tỷ đồng gấp gần 80 lần so với năm 2007. Sở dĩ có điều đó là do trong những năm gần đây Tổng công ty PVC đã tham gia xây lắp nhiều công trình lớn, công trình trọng điểm, các công trình đòi hỏi kỹ thuật thi công cao và hiện đại như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Khí điện đạm Cà mau, Dự án khí thấp áp, Các công trình thăm dò và khai thác Dầu khí trên biển… Tuy nhiên giá trị sản lượng của Tổng công ty PVC năm 2007 chỉ đạt 1.073,82 tỷ đồng, doanh thu đạt 886,39 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 29,44 tỷ đồng. So với giá trị đầu tư trong lĩnh vực xây lắp của Tập đoàn Quốc gia Dầu khí Việt Nam là 16 ngàn tỷ đồng thì giá trị sản lượng của Tổng công ty PVC chỉ chiếm 6,7%. Giá trị trên là rất nhỏ đối với một Tổng công ty Xây lắp chuyên ngành của Petrovietnam. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do năng lực thiết bị của Tổng

công ty PVC bị hạn chế và yếu kém, không đủ để đáp ứng yêu cầu thi công. Các máy móc thiết bị của PVC phần lớn được trang bị từ những năm 1990 nên đã cũ, lạc hậu một số máy móc không thể hoạt động được, một số hoạt động được nhưng lại không ổn định. Tổng nguyên giá trị thiết bị thi công của Tổng công ty PVC là 105,5 tỷ đồng, giá trị còn lại tại thời điểm 31/12/2007 là 40,1 tỷ đồng. Trong năm 2006, 2007, Tổng công ty PVC chưa có những dự án đầu tư đáng kể nào mặc dù Hội đồng quản trị PVC đã phê duyệt đề án nâng cao năng lực thi công cho PVC với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng. Tổng công ty PVC cổ phần Xây lắp Dầu khí đã không thực hiện được kế hoạch này. Như vậy, trong những năm qua Tổng công ty PVC đã chưa có sự đầu tư đáng kể nào vào thiết bị thi công.

Bảng 4: Danh mục thiết bị thi công của Tổng công ty PVC tại 31/12/2007

TT Tên máy móc thiết bị Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại

A PVC 83,642,032,708 32,633,489.600

1 Thiết bị hàn 277 11,801,315,339 8,302,889,440

2 Máy công cụ gia công cắt gọt

68 6,846,248,875 5,259,208,3813 Máy phục vụ chống ăn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.DOC (Trang 27 - 31)