Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.DOC (Trang 41 - 42)

II. Tình hình hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) giai đoạn 2005

68 6,846,248,875 5,259,208,381 3Máy phục vụ chống ăn

2.4 Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ

Thị trường xây lắp chuyên ngành Dầu khí và Dân dụng cao cấp đang bùng nổ và tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp trong nước. Lực lượng Xây lắp Việt Nam nói chung và xây lắp chuyên ngành Dầu khí nói riêng còn yếu so với nhu cầu thị trường. Do đó đối với Tổng công ty PVC, nhiệm vụ quan trọng số một và hết sức bức xúc bây giờ là phải nhanh chóng đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển. Trong một vài năm gần đây, Tổng công ty đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực xây lắp trong toàn Tổng công ty. Chi phí cho việc đầu tư nghiên cứu công nghệ của Tổng công ty chiếm từ 5% đến 6 % tổng số vốn đầu tư của Tổng

công ty.

Biểu đồ 4: Tình hình đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ

Đơn vị: Tỷ đồng 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2005 2006 2007 2008 17,088 19,307 27,014 101,672

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán

Tổng công ty đã đầu tư xây dựng một số nhà máy cơ khí để nghiên cứu chế tạo các thiết bị Dầu khí phục vụ cho việc thi công, xây lắp như: Chân đế, kết cấu thép,

bình chịu áp lực, Bồn bể… Trong năm 2007, Tổng công ty đã đầu tư cho dự án đóng tàu mới và sửa chữa tầu chở sản phẩm Dầu.

Ngoài ra, Tổng công ty PVC cũng đầu tư một số tiền rất lớn cho việc nghiên cứu chế tạo các thiết bị để thay thế cho việc nhập khẩu với mong muốn sẽ trở thành nhà sản xuất lớn nhất Việt Nam trong các sản phẩm:

+ Kết cấu kim loại phi tiêu chuẩn + Chân đế và Topside dàn khoan + Bồn bể và bình chịu áp lực + Ống, van và phụ kiện đường ống

Bên cạnh việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, Tổng công ty cũng chú trọng vào việc đào tạo và phát triển lực lượng kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, làm tiền đề cho việc tiếp nhận công nghệ mới.

Chính vì được quan tâm một cách đúng mức, hoạt động đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh đã phát huy được hiệu quả của nó, góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận cho công ty. Đây là một hướng đầu tư rất đúng đắn.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.DOC (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w