Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.DOC (Trang 49 - 53)

III. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công tyPVC 1 Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển

2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển

Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu quả chủ yếu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Do vây, hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp chia làm hai nhóm chỉ tiêu là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội

2.1. Hiệu quả tài chính

2.1.1 So sánh Doanh thu tăng thêm / Vốn đầu tư

Bảng 11: Doanh thu tăng thêm và vốn đầu tư

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008

Tổng vốn đầu tư 341,743 451,031 503,995 1.694,54

Doanh thu 179,736 415,04 834,44 2.216,5

Doanh thu tăng thêm - 235,304 428,4 1.382,06

Doanh thu tăng thêm/ vốn

đầu tư - 0,522 0.85 0.816

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm của Tổng công ty

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, ta thấy doanh thu của Tổng công ty tăng liên tục qua các năm, điều đó chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ngày càng có hiệu quả. Chỉ tiêu Doanh thu tăng thêm/ Vốn đầu tư cho biết mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tăng thêm cho Tổng

công ty. Trong năm 2008, doanh thu tăng thêm là 1.382,06 tỷ đồng cao nhất trong giai đoạn 2005 – 2008. Trong cả giai đoạn 2005 - 2008 ta thấy chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1. Điều này được giải thích là do ảnh hưởng của độ trễ của đầu tư.Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm, do đó vốn đầu tư bỏ ra trong năm đó chưa phát huy tác dụng hết ngay trong năm đó mà phát huy tác dụng trong năm sau và nhiều năm tiếp theo.

2.1.2 Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư

Bảng 12: Lợi nhuận tăng thêm / Vốn đầu tư

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008

Vốn đầu tư thực hiện 341,743 451,031 503,995 1.694,54

Lợi nhuận 4,518 18,341 26,45 74,54

Lợi nhuận tăng thêm - 13,823 8,109 48,09

Lợi nhuận tăng thêm / Vốn

đầu tư - 0,003 0,016 0,028

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Tổng công ty PVC

Chỉ tiêu Lợi nhuận tăng thêm / Vốn đầu tư cho biết mỗi đồng vốn bỏ ra sẽ đem lại cho chủ đầu tư bao nhiêu đồng lợi nhuận tăng thêm. Chỉ tiêu này có biết chính xác hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư, do đó căn cứ vào chỉ tiêu này, Tổng công ty cũng có thể đưa ra được một số biện pháp để tăng hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư. Lợi nhuận của Tổng công ty tăng liên tục qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2008 là 48,09 tỷ đồng. Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ tiêu này trong các năm còn tương đối thấp, điều này cũng được lý giải là do đỗ trễ thời gian của đầu tư đã làm các chỉ tiêu tài chính có xu hướng thấp.

2.2. Hiệu quả xã hội

Trên góc độ các doanh nghiệp, mục đích cụ thể có nhiều nhưng quy tụ lại là lợi nhuận. Khả năng sinh lời của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lời càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư, tuy nhiên thì không phải mọi hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời đều có ảnh hưởng tốt đẹp đối với nền kinh tế xã hội. Do đó, ngoài các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính ở trên thì Tổng công ty PVC còn đạt được một số hiệu quả xã hội khác như mức nộp ngân sách hàng năm tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng

2.2.1 Mức đóng góp cho ngân sách tăng

Bảng 13: Mức nộp ngân sách tăng thêm và vốn đầu tư

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư thực hiện 341,743 451,031 503,995 1.694,54 Tổng mức nộp ngân sách 7,116 8,646 17,053 68,5 Mức nộp ngân sách tăng thêm - 1,530 8,407 51,447 Mức nộp ngân sách

tăng thêm / Vốn đầu tư - 0,0034 0,016 0,03 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán

Khi xem xét đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội thì chỉ tiêu tổng mức phải nộp ngân sách là chỉ tiêu hàng đầu để nghiên cứu. Tổng mức nộp ngân sách thể hiện nghĩa vụ và mức đóng góp của hoạt động đầu tư của Tổng công ty vào ngân quỹ quốc gia. Hàng năm, Tổng công ty luôn hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, không có hiện tượng nộp chậm. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, mức đóng góp vào ngân sách của Nhà nước của Tổng công ty có xu hướng tăng giữa các năm. Số thuế phải nộp năm 2008 là 68,5 tỷ đồng cao nhất so với các

năm còn lại. Điều này được lý giải là do: trong năm 2008 Tổng công ty thực hiện đề án năng cao năng lực thiết bị thi công, nên số máy móc, thiết bị phải nhập khẩu nhiều do đó thuế nhập khẩu cao và mức đóng góp cho ngân sách sẽ cao.

2.2.2 Số chỗ làm việc tăng thêm

Bảng 14: Lao động tăng thêm/ Vốn đầu tư

Năm 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư thực hiện 341,743 451,031 503,995 1.694,54 Lao động 2.173 2.749 4.935 7.132 Lao động tăng thêm - 576 2.176 2.197 Lao động tăng thêm/ Vốn đầu tư

- 1,277 4,318 1,3

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán

Chỉ tiêu Lao động tăng thêm/ Vốn đầu tư cho chúng ta biết mỗi đồng vốn đầu tư được bỏ ra đã tạo thêm bao nhiêu chỗ làm việc mới ở trong kỳ. Thông qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ này tăng mạnh nhất vào năm 2007 nhưng đến năm 2008 thì giảm xuống chỉ còn 1,3.Số lao động trong Tổng công ty không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.3 Tiền lương của người lao động tăng thêm

Bảng 15: Thu nhập tăng thêm / Vốn đầu tư

Năm Đơn vị 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư thực hiện Tỷ đồng 341,743 451,031 503,995 1.694,54 Thu nhập bình quân Triệu đồng 2,5 3,2 3,8 4,8 Thu nhập tăng thêm Triệu đồng - 0,7 0,6 1,0 Thu nhập tăng

thêm/ Vốn đầu tư - - 0,00155 0,00119 0,00059

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu thu thập tăng thêm cho người lao động từ đó cũng góp phần nâng cao đời sống của người lao động và thể hiện phần nào hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ Thu nhập tăng thêm/ Vốn đầu tư là không đồng đều giữa các năm. Năm 2008 có số vốn đầu tư cao nhất so với các năm còn lại nhưng lại có tỷ lệ Thu nhập tăng thêm/ vốn đầu tư là thấp nhất. Điều này có thể giải thích là do vốn đầu tư được sử dụng mới chỉ phát huy một phần tác dụng trong kỳ, và sẽ còn phát huy tác dụng ở kỳ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.DOC (Trang 49 - 53)