Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.DOC (Trang 76 - 80)

III. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công tyPVC 1 Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển

2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty PVC

2.4 Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Để hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm coi trọng đào tạo và quản lý nguồn nhân lực và coi đây là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất. Bởi con người là nguồn lực cơ bản và là mục tiêu lâu dài của sự phát triển. Kinh nghiệm của một số nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản đã chứng minh cho chúng ta thấy, việc đầu tư khai thác và sử dụng tốt nguồn nhân lực đã mang lại sự phát triển thần kỳ đối với họ, do đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực là điểm mấu chốt cần giải quyết để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Con người là chủ thể quản lý, vận hành mọi quá

trình sản xuất. Đây chính là yếu tố chủ quan quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Vì thế để nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh và khả năng của công ty trong giai đoạn tới cũng như sự phát triển lâu dài của Tổng công ty thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải chú trọng nhiều hơn đến vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập. Tổng công ty PVC cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tổng công ty PVC luôn xác đinh con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lược phát triển. Vì vậy, Tổng công ty PVC không ngừng quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực thông qua chiến lược thu hút nhân tài với chế độ trả lương, thưởng hợp lý đồng thời tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn. Để đảm bảo và tăng cường uy tín và vị thế của mình trên thị trường thì Tổng công ty cần phải quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho nguồn nhân lực.

Nhìn chung công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty đã và đang đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của công tác đầu tư vào nguồn nhân lực, Tổng công ty cần đầu tư nhiều hơn vào:

Thứ nhất, về công tác thực hiện đào tạo và tái đào tạo cho người lao động.

Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cho người lao động là yếu tố tất yếu cho sự phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào. Vì vậy, cần thường xuyên tiến hành các khóa đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Việc đào tạo phải được lên kế hoạch cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn, thống nhất với kế hoạch phát triển của Tổng công ty, thống nhất với kế hoach đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.

Đối với lao động trực tiếp tham gia thi công: Tổng công ty sẽ tiến hành thực

hiện việc liên kết với các trường đào tạo công nhân kỹ thuật của các loại ngành nghề, lựa chọn sàng lọc, kèm cặp và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề của chình mình cho từng loại công việc. Mặt khác, Tổng công ty PVC cần tiếp tục phối hợp cùng trường Cao đẳng nghề Dầu khí, các tổ chức DNV, Loydd’s Rgister, Apave để đào tạo

lượng công nhân có tay nghề cao và được cấp chứng chỉ quốc tế nhằm có đủ lực lượng thợ lành nghề thực hiện các dự án chuyển tiếp do PVC đang thực hiện. Ngoài ra hàng năm theo định kỳ Tổng công ty nên mở thêm các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân ngay tại các công trường xây lắp. Đây là một trong các hoạt động đầu tư nhằm nâng cao trình độ của công nhân mang lại hiệu quả cao, bởi vì đào tạo tại các công trường sẽ tạo điều kiện giúp công nhân nhanh chóng tiếp thu và giảm thiểu thời gian làm quen với công việc, giảm thất thoát trong đầu tư. Biện pháp này có thể được sử dụng để nâng cao trình độ của công nhân, thợ trong các lĩnh vực. Công ty cần xây dựng kế hoach đào tạo tại chỗ, sử dụng các biện pháp kèm cặp trong quá trình làm việc, dùng ngay nguồn nhân lực tại chỗ để xây dựng nguồn nhân lực mới. Bố trí những người đi trước có trình độ cao hơn, tay nghề chuyên môn vững vàng hơn, có kinh nghiệm nhiều hơn cùng làm và hướng dẫn những người khác. Hàng năm, Tổng công ty nên tổ chức việc khảo sát đánh giá lại trình độ nguồn nhân lực để từ đó đành giá hiệu quả của công tác đào tạo và từ đó có thể đầu tư tiếp cho công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực

Đối với đội ngũ cán bộ của Tổng công ty: Có kế hoạch quy hoạch cán bộ và tạo

cơ chế linh hoạt làm động lực cho việc rèn luyện, phấn đấu vươn lên để trở thành cán bộ chủ chốt của Tổng công ty. Tổng Công ty luôn phải tạo điều kiện tốt nhất cho các đối tượng này tham gia học cả trong và ngoài nước về các ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc. Hàng năm, Tổng công ty nên cử người đi dự các lớp huấn luyện hoặc các buổi họp hội thảo của các công ty, các trường đại học. Việc cử đi học cần được tiến hành một cách chặt chẽ, có định hướng rõ ràng, và khuyến khích cán bộ cố gắng kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước.

Ngoài ra, để phát huy được năng lực của cán bộ, Tổng công ty PVC cần tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ, có năng lực theo phương châm: “Vừa giao nhiệm vụ vừa kèm cặp giúp đỡ”. Lập kế hoạch đào tạo và thực hiện các chương trình đào tạo bắt buộc đối các các cán bộ đương chức, cán bộ nguồn trong quy hoạch bằng cách mời chuyên gia giỏi của nước ngoài đến giảng dạy tại Việt Nam, hoặc giửi họ đi học nước ngoài.

Thứ hai, nâng cao công tác tuyển dụng lao động. Việc đào tạo và tái đào tạo được xem như giải pháp trước mắt nhằm cải thiện năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Về lâu dài, Tổng công ty cần tiến hành tuyển dụng lao động mới. Thông qua công tác tuyển chọn lao động, Tổng công ty có thể lựa chọn được đội ngũ phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đã đề ra. Tổng công ty cần xây dựng quy chế tuyển dụng, tiêu chuẩn tuyển dụng, quy trình tuyển dụng, tuyển dụng đúng đối tượng, có chọn lọc chặt chẽ, đảm bảo tuyển dụng công khai và có chất lượng đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhất quyết chỉ tuyển những người có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, có tinh thần trách nghiệm… phù hợp với yêu cầu và tính chất của công việc.

Thứ ba, về chế độ tiền lương và thưởng cho người lao động. Nhằm khuyến

khích động viên cán bộ công nhân viên gia tăng năng suất lao động, Tổng công ty PVC cần phải có chiến lược thu hút nhân tài với chế độ trả lương, thưởng hợp lý, rõ rang, công bằng và bình đẳng đồng thời tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn cho người lao động. Tổng công ty nên xây dựng chế độ trả lương riêng của đơn vị mình và chính sách thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất theo mức độ cống hiến và làm cơ sở cho việc thực hiện quyền dân chủ cho người lao động trong Tổng công ty. Mức lương trả cho cán bộ công nhân viên phải phù hợp với trình độ và sức lao động mà họ đã bỏ ra. Bởi vì, hiện nay có rất nhiều người có năng lực xin chuyển công tác sang các công ty có mức thu nhập cao hơn. Do đó, tiền lương trả cho người lao động là một yếu tố rất quan trọng trong việc sử dụng lao động và Tổng công ty phải có chính sách tăng lương hợp lý để động viên, khích lệ tinh thần làm việc của các nhân viên. Cùng với giải pháp tiền lương thì Tổng công ty nên đưa ra một chế độ thưởng phạt thật công bằng, minh bạch và hợp lý. Tổng công ty có thể sử dụng các định mức công việc, các biện pháp khuyến khích các cá nhân làm việc đạt hiệu suất cao hơn như giao khoán các công việc, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít. Công ty cũng nên lập một chế độ phạt bằng tiền để ràng buộc các cá nhân có trách nhiệm với Tổng công ty và với công việc của mình.

Bên cạnh chế độ tiền lương, thưởng hợp lý, thì Tổng công ty cũng cần phải đảm bảo các chính sách về bảo hiểm, chế độ an toàn lao động …cho người lao động. Sự quan tâm này đã tạo động lực để người lao động nỗ lực phấn đấu vì quyền lợi của mình và cũng góp phần vào sự phát triển chung từ đó còn nâng cao sức cạnh tranh của Tổng công ty.

Thứ tư, về môi trường làm việc của người lao động. Đây là một yếu tố hết sức

quan trọng, vì người lao động dù có được đào tạo tốt hay chăng nữa, song nếu không có một môi trường làm việc tốt và thuận lơi để phát huy tối đa khả năng của mình thì hiệu quả làm việc không cao và hiệu quả đầu tư thấp. Do đó, Tổng công ty cần tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, tích cực, bố trí, sắp xếp đúng theo khả năng chuyên môn của mỗi người. Bên cạnh đó, Tổng công ty cần nâng cao đời sống, văn hóa xã hôi cho cán bộ, công nhân viên. Xây dựng và phát triển các tổ chức quần chúng như: công đoàn, đoàn thanh niên để phát động phong trào thi đua nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty, đồng thời thường xuyên chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, tạo điều kiện cho người lao động có thu nhập ổn định và cuộc sống bình ổn. Khi đó, họ sẽ tâm huyết hơn với công việc và gắn bó lâu dài với Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.DOC (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w