Những kết quả tích cực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.DOC (Trang 53 - 57)

III. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công tyPVC 1 Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển

3.1Những kết quả tích cực

3. Đánh giá chung về hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty.

3.1Những kết quả tích cực

3.1.1 Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm sản xuất, phục vụ các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án

đầu tư. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của tài sản cố định được thể hiện thông qua việc đánh giá các sản phẩm va dịch vụ mà tài sản ấy tạo ra.

Nhờ những chính sách chỉ đạo đầu tư thích đáng mà hiện nay hệ thống nhà xưởng, công trình của Tổng công ty PVC đã tương đối đầy đủ và được trang trang bị hiện đại.

Năm 2008, Tổng công ty đã đầu tư 20,7 tỷ đồng để đầu tư xây dựng Nhà máy chế tạo thiết bị tại Dung Quất. Nhà máy xây dựng xong được đưa vào sử dụng cuối tháng 11 và bước đầu đã phát huy tác dụng lớn, sản xuất ra nhiều thiết bị phục vụ cho công tác thi công xây lắp, xây dựng giảm chi phí sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến thời điểm hiện nay, Tổng công ty PVC đã có mặt trên nhiều công trình trọng điểm quốc gia như: Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy điện Nhơn Trạch, cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Dự án Nhà máy hoá lọc dầu Nghi Sơn, Nhà máy lọc dầu Dung Quất… Bên cạnh đó, PVC đã và đang thi công xây dựng nhiều công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình công nghiệp và dân dụng trong và ngoài ngành với yêu cầu kỹ thuật đa dạng như: Khách sạn dầu khí Vũng Tàu, Trung tâm tài chính dầu khí Hà Nội, Trung tâm dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi, Văn phòng Viện Dầu khí, Trụ sở Tổng Công ty Lương thực miền Bắc...

Tận dụng các thế mạnh về tài chính cũng như kinh nghiệm quản trị dự án và quản trị sản xuất công nghiệp, trong năm qua, Tổng công ty PVC đã triển khai một loạt dự án mới, có quy mô lớn như: Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Tiền Giang, Khu đô thị trung tâm tỉnh Hậu Giang, đặc biệt là Dự án đầu tư tàu xây lắp biển đa năng và một số các dự án khác...

3.1.2 .Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Tính đến thời điểm 31/12/2008 Tổng số lao động của Tổng công ty PVC là 7.132 người với trình độ lao động được cơ bản nâng cao hơn rất nhiều so với trước đây.

Bảng 16: Cơ cấu lao động theo trình độ của Tổng công ty PVC TT Trình độ 31/12/2007 31/12/2008 I Hệ trên đại học 21 30 1 Tiến sĩ 2 6 2 Thạc sĩ 19 24 II Hệ đại học, cao đẳng 1.345 1.973

1 Kỹ sư, cử nhân các chuyên

ngành 1.098 1.371

2 Cao đẳng, trung cấp 247 602

III Công nhân kỹ thuật bậc cao 1.459 2.210

IV Lao động phổ thông 2.110 2.919

Tổng cộng (I+II+III+IV) 4.935 7.132

Nguồn: Báo cáo thường niên của Tổng công ty PVC

Bảng 16 thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ của Tổng công ty PVC đã phần nào thể hiện kết quả của hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhờ có những chiến lược đầu tư căn cơ, bài bản nên chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty đã phát triển nhanh chóng. Từ những người công nhân kỹ thuật bình thường, đến nay nhiều lao động của Tổng công ty đã trở thành những công nhân lành nghề. Nhiều công đoạn sửa chữa phức tạp trước đây Tổng công ty đã phải thuê chuyên gia nước ngoài, nay tất cả đề do đội ngũ kỹ sư, công nhân của Tổng công ty xử lý. Nhiều công nhân đã nghiên cứu, tìm tòi và đóng góp những sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng, giảm hư hỏng, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty đã góp phần giảm thiểu chi phí kinh doanh, số lao động có tay nghề được đào tạo bài bản ngày càng tăng góp phần làm tăng năng suất lao động từ đó doanh thu của công ty tăng lên một cách đáng kể.

Để tạo ra động lực thúc đẩy công nhân viên của Tổng công ty làm việc có hiệu quả, hăng say lao động tạo tâm lý yên tâm thoái mái cống hiến hết mình góp phần

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì mức thu nhập của người lao động ngày càng phải được cải thiện.

Bảng 17: mức thu nhập trung bình của người lao động trong Tổng công tyPVC

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008

Thu nhập bình quân 2,5 3,2 3,8 4,8

Mức gia tăng - 28% 18,75% 26,3%

Nguồn: Phòng nhân sự của Tổng công ty PVC

Trong những năm vừa qua, mức lương bình quân của cán bộ và công nhân viên làm việc ngày càng được nâng cao. Năm 2006 mức lương bình quân của một lao động/tháng là 3,2 triệu đồng/ 1 công nhân thì đến 2006 là 3,2 triệu đồng/ 1 công nhân , tăng 18,75 % so với năm 2005. Do doanh thu của năm 2009 tăng lên một cách đáng kể so với các năm khác, nên thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên là 4,8 triệu đồng/tháng tăng 26,3 % so với năm 2007.

Không những chỉ nâng cao mức thu nhập của người lao động, trong những năm vừa qua Tổng công ty PVC luôn trích một phần lợi nhuận vào quỹ khen thưởng phúc lợi để khuyến khích cán bộ công nhân viên có nhiều sáng kiến thành tích trong lao động. Hơn thế nữa, việc Tổng công ty thành lập quỹ trợ cấp thất nghiệp cũng tạo ra tâm lý an tâm cho người lao động làm việc từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.3 Đầu tư cho hoạt động Marketing

Nhờ việc đầu tư cho hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu của Tổng công ty, nhờ đó thông qua các chương trình Doanh nhân Việt Nam, nhân tài đất việt, chương trình ủng hộ người nghèo mà thương hiệu của Tổng công ty PVC ngày càng được nhiều người biết đến với hình ảnh: “PVC – Nhà thầu tiên phong” . Hiện nay, Tổng công ty PVC nắm giữ trong tay 23% thị phần của thị trương xây lắp Việt Nam.

Cùng với các công ty khác như Tổng công ty Sông đà, Tổng công ty lắp máy Việt Nam … làm cho thị trường xây lắp của Việt Nam ngày càng sôi động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.DOC (Trang 53 - 57)