Hạn chế, khó khăn trong hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công tyPVC

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.DOC (Trang 57 - 61)

III. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công tyPVC 1 Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển

3.2Hạn chế, khó khăn trong hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công tyPVC

3. Đánh giá chung về hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty.

3.2Hạn chế, khó khăn trong hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công tyPVC

Trong những năm vừa qua, sự phát triển của ngành Xây lắp Dầu khí đã không đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. So với các doanh nghiệp xây lắp ngoài ngành, Tổng công ty PVC đã bị tụt hậu khá nhiều về năng lực thi công, trình độ quản lý và uy tín trên thị trường. Cơ cấu ngành nghề trong giá trị sản xuất kinh doanh không cân đối. Xây lắp và làm thầu phụ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành xây lắp dầu khí đã không theo kịp nhưng biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. Thay vì nâng cao sức cạnh tranh bằng năng lực tài chính và năng lực thi công, Tổng công ty lại chủ yếu dựa vào những ưu ái của Tập đoàn. Những nguyên nhân chính gây cản trợ việc phát triển của Tổng công ty là:

3.2.1 Tổng công ty gặp khó khăn về vốn cho hoạt động đầu tư phát triển

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ở Tổng công ty PVC là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng của các nguồn vốn là còn hạn chế. Trong thời buổi kinh tế ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam cũng đang rơi vào khủng hoảng, chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới suy thoái thì hầu hết các doanh nghiệp không chỉ riêng đối với Tổng công ty PVC đều lâm vào tình trạng thiếu vốn đầu tư một cách trầm trọng. Đặc biệt là năm 2008, giá nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, vật tư diễn biến phức tạp và khó dự đoán. Đã có nhiều dự án đầu tư do Tổng công ty tham gia bị chậm tiến độ do việc giải ngân chậm, không đáp ứng đầy đủ vốn cho các dự án.

Mặt khác, công tác huy động vốn cũng gặp phải một số khó khăn, hầu hết nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty đều do Tập đoàn tài trợ. Nguồn vốn tín dụng huy động được rất ít, lãi suất cho vay cao làm tăng chi phí sử dụng vốn cản trợ việc vay vốn của các doanh nghiệp. Biện pháp điều chỉnh chính sách tín dụng của Ngân hàng, cộng với những công tác thu hồi nợ, nghiệm thu thanh quyết toán của Tổng công ty hiện nay, đã thực sự ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Đồng thời, Tổng công ty cũng gặp phải khó

khăn trong công tác chuẩn bị hồ sơ vay vốn, lập kế hoạch ... do thiếu cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này. Không những Tổng công ty gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn mà đồng thời việc sử dụng vốn lại còn lãng phí. Ban lãnh đạo Tổng công ty chưa có các biện pháp đôn đốc sát sao trong vấn đề tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Một số dự án Tổng công ty tham gia thi công nhưng việc giải ngân chậm, không đáp ứng đầy đủ vốn cho các dự án đầu tư nên ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng đầu tư. Công tác thu hồi nợ tại Tổng công ty cũng chưa được thực hiện tốt, tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn, ứ đọng máy móc, nguyên vật liệu vẫn còn gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.

3.2.2 Khó khăn và hạn chế về đào tạo nguồn nhân lực

Tổng ty PVC luôn xác định con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lược phát triển. Tuy nhiên, việc đầu tư cho nguồn nhân lực của Tổng công ty chưa được thực hiện một cách thích đáng. Trong cả thời kỳ 2006 – 2008, vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chỉ chiếm có 5,12% số vốn đầu tư của Tổng công ty. Mặt khác, công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ chưa được lên kế hoạch kỹ gây tình trạng vừa thiếu, vừa thừa cán bộ. Số cán bộ được đạo tạo chủ yếu là những cán bộ mới được tuyển dụng, còn những cán bộ đã làm việc ở Tổng công ty trước đó thì hầu như chưa được qua lớp đào tạo nào. Bộ phận lao động gián tiếp còn chiếm tỷ trọng lớn, nhiều cán bộ làm việc chưa thật sự có hiệu quả, chưa làm tròn bổn phận của mình, thiếu trách nhiệm, mất đoàn kết, gây tổn hại về kinh tế cho Tổng công ty. Mặt khác, sau hơn 20 năm phát triển, lực lượng cán bộ xây lắp Dầu khí không những không tăng lên mà còn nhỏ đi so với chính mình. Tổng công ty chưa tạo ra được một môi trường làm việc thực sự hấp dẫn với cán bộ công nhân viên vì phần lớn cán bộ chuyên môn giỏi, công nhân có tay nghề cao đã bỏ Tổng công ty ra đi, điều này đã gây tổn thất lớn cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

3.2.3 Máy móc, công nghệ đầu tư còn tương đối lạc hậu

Máy móc, trình độ khoa học công nghệ của Tổng công ty còn ở mức trung bình và lạc hậu, về lâu dài không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Máy móc thiết bị của Tổng công ty tính đến năm 2007 chủ yếu được trang bị từ những năm 1990 nên đã cũ, lạc hậu một số máy móc không thể hoạt động hoặc hoạt động không ổn định. Do không có thiết bị thi công, Tổng công ty PVC phải thuê với giá rất cao hầu hết các thiết bị thực hiện dự án nên sau khi kết thúc các công trình Tổng công ty PVC không thể có tích lũy đáng kể nào để phát triển. Chính vì thế trong năm 2008, Tổng công ty PVC đã xây dựng đề án nâng cao năng lực thiết bị thi công, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu về thiết bị thi công của Tổng công ty, tuy nhiên về lâu dài khi thị trường xây lắp ngày càng phát triển, thì số máy móc này cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu thi công của Tổng công ty.

Bên cạnh đó, trong những năm trước do nguồn vốn đầu tư huy động được là rất ít, do vậy không có điều kiện để đầu tư một số trang thiết bị hiện đại, đồng bộ bởi chi phí ban đầu và chi phí sử dụng công nghệ nằm ngoài khả năng tài chính của Tổng công ty. Do vây, Tổng công ty chỉ có thể chú trọng đầu tư đổi mới từng công nghệ, thiết bị riêng lẻ.

3.2.4 Đầu tư cho công tác Marketing còn ít

Bất kỳ một doanh nghiệp nào từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn, trong thời đại cạnh tranh thương hiệu ngày nay, đều phải có chiến lược marketing cụ thể để duy trì và phát triển thương hiệu. Người hoạch định chiến lược marketing cần phải có đầu óc phân tích, một khả năng nhìn xa trông rộng, nắm bắt được thị trường, tâm lý khách hàng. Tuy vậy, cho đến nay Tổng công ty PVC chưa có một phòng marketing riêng để chuyên sâu nghiên cứu cho vấn đề này, chưa có một đội ngũ cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ này. Hầu hết các hoạt động Marketing của Tổng công ty đều giao cho một số cán bộ thuộc các phòng ban khác nhau do đó hiệu quả chưa thực sự cao.

Hoạt động Marketing truyền thông quảng bá thương hiệu của Tổng công ty PVC hiện nay chưa tương xứng với tầm cỡ, quy mô và chiến lươc phát triển dài hạn

của PVC. Sự nhận biết thương hiệu của các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước về PVC chưa rõ nét vì Tổng công ty mới được thành lập hơn một năm và hoạt động theo mô hình mới – Công ty mẹ - công ty con.

Cho đến nay, Tổng công ty PVC chỉ mới tập trung xây dựng và quảng bá thương hiệu trong phạm vi thành phố Hà Nội những tháng cuối năm 2008 chủ yếu dưới dạng đặt các biển quảng cáo tấm lớn tại một số công trình do PVC hoặc các công ty thành viên là nhà thầu., trong khi tính chất xây dựng và quảng bá yêu cầu mang tính chiến lược, đồng bộ, bao phủ khắp thị trường mục tiêu.

Chiến lược định vị thị trường mà thị trường mục tiêu của PVC chưa cụ thể và khẩu hiệu/ Slogan “PVC – Nâng tầm cao mới, vươn tới biển xa” đã bị trùng hợp về ý tưởng với Công Ty Trường Hải Auto Corp. Đến thời điểm năm 2008, PVC cũng chưa thực hiện lập kế hoạch marketing truyền thông trung hạn và dài hạn để định hướng cho các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả.

Chương II: Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển tại Tổng công ty PVC đến 2015

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015.DOC (Trang 57 - 61)