Mục tiêu và định hướng phát triển ngành CNTT Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 48 - 51)

Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 nêu rõ: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng về biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”. ...

“Trước mắt tập trung đầu phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, xây dựng đội tàu mạnh, phát triển những ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển…”.

Thực hiện Nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đặt mục tiêu phát triển như sau:

- Thực hiện thành công chiến lược xuất khẩu tàu thuỷ đến năm 2010 đạt xấp xỉ 1 tỷ USD và 3 triệu tấn tàu các loại cho các ngành vận tải biển, hàng hải, dầu khí, xi măng...sau 10 năm xuất khẩu được 1 tỷ USD/năm và đóng được 5 triệu tấn tàu.

- Đóng mới được các tàu hàng có trọng tải tới 300.000T, các loại tàu khách đi biển, tàu công trình, giàn khoan biển, tàu dịch vụ dầu khí, tàu chở container, tàu đánh cá xa bờ, tàu chế biến hải sản, tàu cứu hộ, tàu bảo đảm hàng hải, các đoàn tàu đẩy trên sông và ven biển, tàu lash, tàu tuần tra và tàu quân sự thông dụng. Sửa chữa đồng bộ vỏ, máy, điện, điện tử, điều khiển tự động cho tàu có trọng tải đến 400.000T…

- Hoàn thành hợp đồng đóng 32 tàu vận tải biển và triển khai thực hiện tiếp hợp đồng đóng mới cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam 64 tàu vận tải biển giai đoạn 2008

– 2015 gồm: các tàu hàng khô từ 22.500 tấn đến 54.000 tấn, tàu container từ 1.800 đến 3.000 TEU, tàu dầu từ 50.000 tấn đến 105.000 tấn.

- Triển khai đóng mới phát triển đội tàu của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010 gồm: 18 tàu chở hàng từ 15.000 – 54.000 tấn, 04 tàu Lash mẹ 10.900 tấn, 500 sà lan Lash 200 tấn, 75 tàu đẩy 190 CV, 75 tàu công tác 380 CV, các tàu Container 1.000 – 1.700 TEU, tàu chở dầu sản phẩm 13.500T – 50.000T, 02 tàu chở dầu thô 104.000-115.000 tấn và tàu chở LPG 1.000m3 – 10.000m3.

- Triển khai chương trình đóng mới các tàu chở dầu 105.000T và kho nổi chứa dầu FSO5 cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam, các tàu cho Tổng công ty Xi măng Việt Nam và các Công ty vận tải biển khác.

- Triển khai thực hiện các hợp đồng đóng mới tàu xuất khẩu cho các chủ tàu: Nhật Bản, Đan Mạch, CHLB Đức, Hà Lan, Vương quốc Anh, Na Uy, Israel, Canada, Hy Lạp, Hàn Quốc…gồm các serie tàu có trọng tải từ 3.000 tấn đến 175.000, tàu dầu 13.500 tấn, 100.000 tấn, đến 320.000 tấn, tàu container 700 – 3.200 TEU, tàu chở ô tô 4.500 xe, 6.900 xe, tàu khách cao cấp đến 2.500-3.000 khách. Đồng thời chú trọng các mặt hàng xuất khẩu khác như: gia công các loại phụ kiện thép tàu thuỷ, sửa chữa tàu nước ngoài, xuất khẩu nông thuỷ sản và các sản phẩm bổ trợ khác đảm bảo tiến độ, chất lượng và uy tín.

- Tăng tỷ lệ nội địa hoá của các sản phẩm lên trên 60%, phát triển công nghiệp phụ trợ đủ năng lực sản xuất và chế tạo, lắp ráp được các thiết bị tàu thuỷ, vật liệu đóng tàu như sau:

+ Chế tạo được thép đóng tàu, thép cường độ cao, thép ống, thép hình và phôi thép tấm đóng tàu.

+ Lắp máy chính, máy phụ, máy phát điện tàu thuỷ và sản xuất thiết bị điện tàu thuỷ, vật liệu trang trí nội thất, xích neo, hộp số và chân vịt biến bước, nồi hơi, sơn tàu thuỷ, que hàn, thiết bị trên boong…

+ Sản xuất điện, xi măng, vật liệu xây dựng phục vụ cho các Khu công nghiệp tàu thuỷ.

- Vận tải: Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đội tàu vận tải viễn dương; vận tải khách; vận tải ven biển và vận tải sông cùng với các cơ sở dịch vụ hàng hải. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng biển, một số cảng biển, cảng sông, cảng chuyên dụng cho tàu Lash và các tàu đặc dụng khác tại địa điểm thích hợp ở ba miền Bắc – Trung – Nam.

- Nhà máy đóng tàu Than Việt Nam hiện nay đóng mới được tàu đến 15.000 DWT, đang tiến hành đầu tư 01 đà tàu 50.000 DWT có thể đóng mới tàu đến 70.000 DWT.

- Nhà máy liên hợp sửa chữa tàu biển Ba Son sẽ được di dời ra khu vực Thị Vải – Vũng Tàu có thể đóng mới được tàu đến 70.000 DWT, sửa chữa tàu đến 150.000 DWT.

- Nhà máy đóng tàu STX Vina đã được cấp phép xây dựng tại Khu kinh tế Vân Phong, xã Ninh hải, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa với diện tích 345ha mặt đất và 270ha mặt biển, bao gồm:

Giai đoạn I: xây dựng 01 ụ khô 400.000dwt kích thước 530x130x13m, có năng lực đóng mới 12 tàu/năm (02 tàu VLCC 300.000dwt, 02 tàu container 8.500TEU ~ 108.000dwt, 04 tàu Capesize 170.000dwt, 04 tàu chở dầu thô 150.000dwt) tương đương 2.090.000dwt;

Giai đoạn II: xây dựng 02 đà trượt (kích thước 670x65m, 615x60m), có năng lực đóng mới 20 tàu/năm (06 tàu dầu thô 105.000dwt, 06 tàu chở dầu sản phẩm 74.000dwt, 08 tàu chở container 3.500TEU ~ 42.000dwt) tương đương 1.470.000dwt.

Tổng cộng năng lực đóng tàu khi hoàn thành 02 giai đoạn là 32 tàu/năm tương đương 3.560.000dwt, thu hút 5.000 lao động chính tại Nhà máy và 15.000 lao động thầu phụ.

- Nhà máy 100% vốn nước ngoài của AKER-Nauy đã được cấp phép đầu tư và đã đi vào hoạt động tại Vũng Tàu, chủ yếu tập trung vào các loại tàu dịch vụ dầu khí, các loại tàu cao tốc.

- Liên doanh đóng tàu với Australia đã được cấp phép đầu tư và đi vào hoạt động tại khu vực Vũng Tàu, chủ yếu tập trung gia công phần vỏ, phần máy móc thiết bị và hoàn thiện tại Australia.

Thêm vào đó, đang có một số liên doanh đang làm thủ tục xin cấp phép đầu tư như Liên doanh Nhà máy đóng mới sửa chữa tàu biển với Singapore, Liên doanh Nhà máy đóng mới sửa chữa tàu biển với Nauy tại khu vực Sài gòn – Vũng Tàu…

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 48 - 51)