II. Tình hình đầu tư phát triển tại VINASHIN giai đoạn 2007 –
3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển xét theo nội dung đầu tư
3.2.1. Tình hình đầu tư cho các loại hình đào tạo
Bảng 12: Nội dung ĐTPT NNL của VINASHIN giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
giá trị (tỷ đ) tỷ trọng (%) giá trị (tỷ đ) tỷ trọng (%) giá trị (tỷ đ) tỷ trọng (%)
Vốn đầu tư cho đào tạo 25 100 26 100 34 100
Đào tạo mới 15 60 16 61,5 20 58,8
Đào tạọ chuyên sâu 10 40 10 38,5 14 41,2
- Công nhân 7 7 9
- Cán bộ quản lý 1 1 2
Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn đến 2025
Với kinh phí được cấp hàng năm như trên, Tập đoàn thường xuyên tổ chức đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên với các loại hình đào tạo sau:
- Đào tạo mới: hình thức này áp dụng với đội ngũ công nhân kĩ thuật, lấy đầu mối là Tập đoàn, sắp xếp lại hệ thống trường chuyên ngành, đào tạo công nhân kỹ thuật dựa vào cơ sở lý thuyết có sẵn, kết hợp với các đơn vị đã có các bước công nghệ ổn định, tiên tiến để xây dựng bộ tài liệu dùng cho nghiên cứu giảng dạy, hoàn chỉnh các bước cơ bản của các dây truyền đóng tàu lớn, đóng tàu cỡ vừa và nhỏ...; các thiết bị dùng trong công nghệ đóng mới và sửa chữa tàu thủy, cấu tạo và cách sử dụng các thiết bị phục vụ đóng mới và sửa chữa tàu thủy. Dùng hai hệ thống tuyển sinh từ các nhà máy gửi đến và tuyển sinh tự do.
- Đào tạo chuyên sâu đối với đội ngũ hiện có:
+ Với công nhân kĩ thuật: củng cố hệ thống trường lớp bên cạnh nhà máy, dựa vào việc bồi dưỡng công nhân thi nâng cấp, nâng bậc hàng năm tại các đơn vị, dựa vào chương trình bồi dưỡng công nghệ mới, những thiết bị chuyên dùng mới trong ngành đóng tàu; tích cực tham quan thực tập tại các nhà máy có công nghệ tiên tiến, lựa chọn những người có tay nghề tốt, khả năng tiếp thu nhanh đi tu nghiệp thêm ở những nước có trình độ công nghệ đóng tàu tiên tiến phù hợp với định hướng phát triển của từng đơn vị; thuê chuyên gia nước ngoài huấn luyện những công nghệ cơ bản và công nghệ mới, đồng thời tận dụng chuyển giao công nghệ để tổ chức học tập.
+ Với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ: lựa chọn cán bộ trẻ có năng lực đã kinh qua thực tế công tác để đưa đi đào tạo dài hạn tại các trường quản lý, nghiệp vụ, bồi dưỡng thành cán bộ lãnh đạo quản lý sau này; lựa chọn cán bộ có năng lực về chuyên môn đủ điều kiện đưa đi thực tập sinh thành những thạc sĩ, tiến sĩ khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; tích cực thuê chuyên gia ở các nước có nền khoa học - công nghệ phát triển sang làm việc, hướng dẫn, hỗ trợ, đào tạo; tổ chức tham quan học tập ở các nhà máy trong nước có công nghệ phát
triển hơn; đưa chương trình đào tạo ngoại ngữ, tin học vào chương trình bắt buộc đối với cán bộ kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ.; thường xuyên đánh giá đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ để định hướng đào tạo cho đúng chuyên môn nghiệp vụ.
+ Với cán bộ phòng ban, phân xưởng: chọn những cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn và ngoại ngữ tốt đưa đi đào tạo ở các nước có ngành công nghiệp tàu thủy tiên tiến, chủ yếu học về công nghệ quản lý chuyên ngành, marketing và một số ngành khác. Tranh thủ các lớp học chuyên ngành do Nhà nước mở để gửi đi đào tạo. Kết hợp giữa các các trường kỹ thuật nghiệp vụ của Tập đoàn và các trường Đại học chuyên ngành xây dựng nội dung kế hoạch đào tạo cho phù hợp; chủ yếu là đào tạo tại các trường Trung cấp nghề và đi tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất tiên tiến trong nước. Từng bước chọn lựa những cán bộ có khả năng phát triển đưa đi đào tạo lý luận chính trị cao cấp. Thuê chuyên gia nước ngoài như Ba Lan, Hàn quốc, Trung quốc, Nhật Bản... đào tạo theo chương trình chuyên ngành.
+ Với cán bộ lãnh đạo, quản lí: hàng năm lựa chọn từ 10 – 15 giám đốc, phó giám đốc các đơn vị đóng và sửa chữa tàu cỡ lớn hoặc đang được đầu tư để đóng và sửa chữa các loại tàu cỡ lớn, đi tham quan, tu nghiệp ở các nước có nền công nghiệp tàu thủy phát triển trên thế giới như Ba Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản ... tổ chức các khóa học tập nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho đối tượng là các cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các trường đại học, trung tâm đào tạo do Nhà nước tổ chức; luân phiên tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các phân viện tổ chức; hàng quý tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ giám đốc do lãnh đạo Tập đoàn chủ trì để giao lưu, bổ túc kinh nghiệm nghề cho nhau.
Tập đoàn đã có những hình thức đào tạo phù hợp với các đối tượng được đào tạo mang lại hiệu quả đào tạo cao, đồng thời giúp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên tiếp cận được với công nghệ tiên tiến trên thế giới, từng bước áp dụng vào sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Đây rõ ràng là một bước đi đúng đắn của VINASHIN trên con đường đưa Việt Nam trở thành cường quốc đóng tàu trên thế giới.