Những thách thức của ngành CNTT Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 46 - 48)

III. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển của VINASHIN

4.Những thách thức của ngành CNTT Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Hội nhập khu vực và quốc tế có tác động trên nhiều mặt đối với các nước thành viên tham gia nói chung cũng như Việt nam nói riêng, trước hết là yếu tố cạnh tranh gay gắt đang diễn ra giữa một số nước trong khu vực. So với một số nước ở Đông Nam Á và quốc tế chúng ta còn có một số khó khăn về vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ còn ở mức trung bình nhưng lại có lợi thế về địa lý (có thềm lục địa rộng lớn và chiều dài bờ biển), có lực lượng lao động dồi dào. Đó là những mặt thuận lợi mà không phải ngành công nghiệp nào cũng có được. Vì vậy phải có quyết tâm Quốc tế hoá ngành CNTT để chấp nhận cạnh tranh và tạo ra vị thế của ngành CNTT trong khu vực và quốc tế, xây dựng nên một ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển lâu dài cho đất nước.

Hội nhập quốc tế đòi hỏi có các chính sách khu vực và toàn cầu hoá, đặc biệt là đảm bảo cam kết tham gia các Hiệp định đa phương. Khi các Hiệp định này được thực hiện triệt để, các ưu đãi và bảo hộ cho các nhà đầu tư trong nước sẽ không còn. Các hạn chế phi thuế quan và hàng rào thuế quan về căn bản sẽ được xoá bỏ dẫn đến việc lưu thông hàng hoá giữa các nước trong khu vực và quốc tế trở nên hết sức thuận tiện. Việc giảm thuế quan (đánh vào các hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ các nước thành viên) xuống còn mức 0-5%, sẽ làm cho giá cả các hàng hoá của các nước trên thị trường khu vực và quốc tế giảm xuống.

Cơ cấu mặt hàng buôn bán của các quốc gia trong khu vực sẽ thay đổi theo hướng mỗi quốc gia thành viên buộc phải bỏ những ngành không có lợi thế so sánh và mở rộng các ngành có lợi thế so sánh cao hơn.

Việc tự do hoá đầu tư và xoá bỏ hàng rào bảo hộ mậu dịch khi tham gia lộ trình Hội nhập quốc tế sẽ có tác động hai mặt: làm tăng tính cạnh tranh và cạnh tranh tự bản thân nó có thể thúc đẩy sản xuất phát triển nhưng cũng có thể làm điêu đứng hoặc phá sản các doanh nghiệp đang có các mặt hàng không có lợi thế so sánh. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải tự chọn cho mình những sản phẩm, mặt hàng có tính cạnh tranh,

mang lợi thế so sánh cao hơn. Hội nhập quốc tế, chắc chắn sẽ dẫn tới việc thay đổi về cơ cấu kinh tế của từng nước nói riêng.

Các yếu tố trên sẽ tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, đây là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội không nhỏ cho ngành CNTT Việt nam khi gia nhập thị trường khu vực và Quốc tế.

Tuy năng lực về công nghệ chế tạo của ngành CNTT hiện tại đang ở mức trung bình so với các nước trên thế giới nhưng qua các dự án đóng mới xuất khẩu mà chúng ta đã và đang thực hiện cho thấy sản phẩm của ta mang khá nhiều yếu tố cạnh tranh của sản phẩm do nhân công ta có tay nghề cao và giá nhân công khá thấp. Điều này đã được các cơ quan đăng kiểm hàng đầu như DNV-Na uy ghi nhận và đánh giá. Tuy nhiên lợi thế này sẽ khó duy trì được lâu. Vì đội ngũ các bộ chuyên môn trong ngành đóng tàu hiện có đã có tuổi đời trung bình khá cao. Đội ngũ này là sản phẩm của quá trình Nhà n- ước đầu tư cho đào tạo 100%, phần lớn là đào tạo ở các nước có trình độ đóng tàu rất cao như Ba lan, Liên xô ... Hơn nữa khi mức sống xã hội được nâng dần lên thì chi phí lao động cũng sẽ cao lên. Lợi thế so sánh về giá nhân công này sẽ mất dần nếu không có biện pháp khắc phục.

Tính cạnh tranh của các đơn vị trong ngành CNTT và của sản phẩm hiện còn yếu cũng còn do năng lực tài chính còn yếu của mỗi đơn vị và của toàn ngành. Trong ngành đóng tàu quốc tế nếu đơn vị đóng tàu không có một cơ số vốn lưu động đủ cho ít nhất 0,7 giá trị đơn vị sản phẩm hay không có sự hậu thuẫn của các ngân hàng thì khó có chủ tàu nào dám đặt hàng.

Khi Việt nam từng bước hội nhập vào thị trường chung Quốc tế, ngành CNTT sẽ định hướng vào các gam tàu hàng cỡ khoảng Capesize 176.000DWT, các loại tàu chở dầu thô 320.000DWT, tàu chở Container 6.000TEU, tàu chở xe ô tô 7.000 xe. Các sản phẩm loại có tính năng kỹ thuật cao hơn như tàu chở khí thô LNG/LPG cỡ lớn, tàu chở container cỡ lớn 14.000TEU hay tàu chở khách (Cruise ship) cỡ lớn chỉ liên doanh với nước ngoài để sản xuất.

Chương II

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 46 - 48)