Khu vực miền Trung

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 25 - 26)

II. Tình hình đầu tư phát triển tại VINASHIN giai đoạn 2007 –

3.1.2.Khu vực miền Trung

3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển xét theo nội dung đầu tư

3.1.2.Khu vực miền Trung

Được ví như là trung điểm của đất nước, con đường thông thương giữa hai miền Nam - Bắc, khu vực miền Trung đặc biệt là dải đất thuộc Đà Nẵng, Vũng Tàu là nơi có vị trí cực kì thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Nhận thức được điều này, lãnh đạo Tập đoàn đã có những bước đi đúng đắn trong những năm trở lại đây khi liên tục sử dụng vốn ĐTPT vào xây dựng các nhà máy đóng tàu cỡ lớn, trang thiết bị tiên tiến như nhà máy đóng tàu Dung Quất, Cam Ranh. Sau khi nhận được vốn ĐTPT từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Tập đoàn đầu tư 72,2% tổng mức vốn ĐTPT (khoảng 3.500 tỷ đồng) vào khu vực miền Trung, sau đó dành tiếp 2.500 tỷ đồng vốn vay NHTM và phát hành trái phiếu năm 2008 (chiếm tỷ trọng 31,2% tổng mức vốn ĐTPT năm 2008), vả đến năm 2009, đầu tư 4.000 tỷ đồng (chiếm 85,1% tổng mức vốn ĐTPT năm 2009) từ nguồn vốn phát hành trái phiếu doạng nghiệp ra thị trường vốn quốc tế:

- Nhà máy đóng tầu Đà Nẵng trước đây nằm trong thành phố Đà Nẵng với diện tích chỉ đóng được tầu 1.000 DWT ÷ 3.000 DWT. Sau khi di chuyển đến địa điểm mới năm 2006 đã đầu tư 600 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 30ha với công trình triền tầu 20.000T có khả năng đóng và sửa chữa tầu đến 30.000T.

- Nhà máy đóng tầu Dung Quất: nằm tại trung điểm của Việt Nam và Đông Nam Á rất có lợi thế về vị trí là nơi tập trung các ngành công nghiệp quy mô lớn bên cạnh cảng biển tổng hợp. Với diện tích 130ha, nhà máy có 2 ụ khô 100.000 DWT có khả năng đóng mới tầu 104.000 DWT và tới năm 2015 có thể đóng tầu tới 400.000 DWT. Nhà máy còn sản xuất các phân tổng đoạn cho tầu có trọng tải lớn. Nhà máy được khởi công xây dựng năm 2004 với vốn đầu tư 500 triệu USD, đến năm 2005, được đầu tư thêm 2.500 tỷ đồng và 2007 đã đóng thành công tàu tải trọng 105.000 DWT lớn nhất Việt Nam trong khi sản lượng xây dựng mới đạt khoảng 20%. Nhà máy được đầu tư với số vốn lớn, thời gian đầu tư kéo dài nên chia làm nhiều giai đoạn để thi công, năm 2007 đầu tư 1.000 tỷ đồng, năm 2008 là 2.500 tỷ đồng và đặc biệt năm 2009, nhà máy được đầu tư 4.000 tỷ đồng cho kế hoạch đóng mới và sửa chữa tàu 400.000 DWT.

- Nhà máy đóng tầu Cam Ranh: Là một nhà máy mới nằm trong Vịnh Cam Ranh cách Nha Trang 40km. Nhà máy có diện tích 54ha đang được xây dựng hệ thống đà 30.000 DWT và đà 70.000 DWT cùng hệ thống nhà xưởng để đóng các tầu có trọng tải từ 30.000 DWT-70.000 DWT. Năm 2005, nhà máy bắt đầu khởi công với thời gian dự kiến xây dựng trong 3 năm (2005 - 2007), chia làm hai giai đoạn, giai đoạn I (năm 2005) đầu tư 598 tỷ đồng, giai đoạn II (năm 2007) Nhà máy được đầu tư tiếp khoảng 2.500 tỷ đồng, xây dựng thêm các hạng mục công trình trọng điểm như: Đà tàu 50.000 DWT, ụ khô 50.000 DWT…

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 25 - 26)