III. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển của VINASHIN
1.1. Kết quả và hiệu quả tài chính của quá trình ĐTPT tại VINASHIN
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng vốn ĐTPT (tỷ đồng) 5.300 8.415 5.180
Doanh thu (tỷ đồng) 22.800 32.500 30.850
Doanh thu tăng thêm (tỷ đồng) 9.700 -1.650
Doanh thu/Vốn ĐTPT 4,30 3,86 5,90
Doanh thu tăng thêm/Vốn ĐTPT 1,15 -0,32
Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của VINASHIN
Bảng 18: Lợi nhuận và Lợi nhuận tăng thêm / Vốn đầu tư thực hiện
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng) 5.300 8.415 5.180
Lợi nhuận (tỷ đồng) 7.640 11.360 8.250
Lợi nhuận tăng thêm (tỷ đồng) 3.720 -3.110
Lợi nhuận/Vốn ĐTPT 1,44 1,35 1,59
Lợi nhuận tăng thêm/Vốn ĐTPT 0,44 -0,60
Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của VINASHIN
Trong thời kì hoàng kim của mình, VINASHIN đã tận dụng triệt để lợi thế của ngành đóng tàu có truyền thống tại Việt Nam là đường bờ biển kéo dài cùng với vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế biển của nước ta. Nhận được sự đầu tư đúng đắn và hợp lí của Đảng và Nhà nước, VINASHIN từng bước lớn mạnh và liên tục cho ra đời các tàu chở hàng, tàu chở dầu, các ụ chứa dầu, cảng biển có công suất lớn... Khi đã đạt được những thành tựu nhất định, vị thế của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam càng được nâng cao, vì thế các khách hàng trên thế giới không chỉ đặt hàng tại các nước có nền công nghiệp đóng tàu hàng đầu Châu Á như Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc mà bắt đầu đặt hàng tại Việt Nam, do chiến lược cạnh tranh hợp lí về giá cả và chất lượng. Đứng trước thời cơ này, VINASHIN lại một lần nữa có chính sách hợp lí khi mở rộng quy mô sản xuất bằng cách xây dựng thêm nhiều nhà máy đóng tàu mới tại những địa điểm tiềm năng, tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất,
xây dựng nhiều trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước nhằm cung cấp đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao cho Tập đoàn. Trong các năm 2006 – 2008, lợi nhuận và doanh thu của Tập đoàn vì thế tăng đáng kể so với thời kì trước, góp phần đưa Việt Nam trở thành một cường quốc đóng tàu trên thế giới. Từ năm 2007 đến 2008, doanh thu của Tập đoàn tăng từ 22.800 tỷ đồng lên 32.500 tỷ đồng, lợi nhuận tăng từ 7.640 tỷ đồng lên 11.360 tỷ đồng, tỷ lệ doanh thu/ vốn ĐTPT luôn ở mức cao (xấp xỉ 4 lần), tỷ lệ lợi nhuận/ vốn ĐTPT cũng đạt xấp xỉ 1,5 lần hàng năm. Năm 2009, doanh thu va lợi nhuận vẫn cao, tuy nhiên giảm so với thời kì trước do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu ảnh hưởng vào Việt nam nói chung và Tập đoàn nói riêng.
VINASHIN là một Tập đoàn kinh tế đa ngành gồm có những Nhà máy đóng tàu còn non trẻ so với các nền công nghiệp đóng tàu hàng đầu Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; vươn ra thị trường đóng tàu thế giới với phương châm là chất lượng tốt cùng chính sách giá bán cạnh tranh. Mục tiêu của VINASHIN là đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng và chia sẻ lợi ích từ các dự án đóng tàu, công nghiệp, thương mại mang lại, cùng hướng đến sự phát triển ổn định và bền vững.
Sản phẩm đóng tàu của VINASHIN đã được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, đưa vào khai thác tốt trên các tuyên hàng hải trên toàn thế giới. Sản phẩm của Tập đoàn ngày càng đa dạng và không ngừng được nâng cao chất lượng, các dịch vụ do Tập đoàn cung cấp cũng ngày càng tốt hơn.
Các khách hàng đối tác của VINASHIN trên các lĩnh vực đóng tàu, công nghiệp phụ trợ, vận tải biển, thương mại, tài chính, thiết kế…đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, từ Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và Châu Đại Dương.
Trong những năm từ năm 2004 đến năm 2009, VINASHIN đã ký được rất nhiều hợp đồng, thỏa thuận đóng tàu xuất khẩu với tổng tải trọng 14,2 triệu DWT trị giá 11,8 tỷ đô la Mỹ, trong đó có các chủ tàu lớn hàng đầu thế giới đến từ Israel, Anh, Đức, Hy Lạp, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc…với các loại tàu chở hàng đến 56.200 DWT, tàu chở dầu thô đến 105.000 DWT, tàu chở container đến 1.800TEU, tàu chở ôtô đến 6.900 xe, kho nổi chứa dầu đến 150.000 DWT và nhiều loại tàu chở dầu sản phẩm, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở xi măng, tàu kéo…Các hợp đồng đóng tàu xuất khẩu này đã mở ra cho VINASHIN một cơ hội lớn để xây dựng, phát triển ngành đóng tàu Việt Nam ngày càng
lớn mạnh, vươn lên đứng hàng thứ 5 trên thế giới về lượng đơn hàng đóng tàu.
Trên con đường hội nhập và phát triển, VINASHIN đã gặp không ít khó khăn thách thức, điển hình là suy thoái kinh tế thế giới diễn ra cuối năm 2007, tuy nhiên bằng khả năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược hợp lí, lãnh đạo Tập đoàn đã từng bước khắc phục khó khăn, đưa VINASHIN trở thành một trong các Tập đoàn kinh tế lớn nhất cả nước.