đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam
1. Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý
- Đổi mới tổ chức và phương thức quản lý theo mô hình linh hoạt vào thị trường (đã được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2000-2005).
Tập đoàn CNTT Việt nam được Chính phủ giao soạn thảo Chiến lược phát triển ngành CNTT Việt nam, lấy Tập đoàn CNTT Việt nam làm nòng cốt. Tập đoàn cũng đã xây dựng xong chiến lược xúc tiến xuất khẩu và đã thực hiện khá thành công trong thời gian qua. Chú trọng đào tạo các cán bộ làm công tác bán hàng và các bộ phận phụ trợ như Kỹ thuật-Dự án, Hậu cần-Vật tư, Quản lý. Bắt đầu từ khâu thiết kế xây dựng hồ sơ kỹ thuật chào hàng đồng thời với cơ cấu tài chính tín dụng cho dự án. Cho lựa và quy hoạch một tổ hợp "tam giác" làm sản phẩm xuất khẩu trọng điểm như mô hình sau:
Mô hình trên sẽ tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá, phát huy tốt thế mạnh của các đỉnh "tam giác" và tiết kiệm hơn mô hình "tự sản tự tiêu" nếu để mỗi Nhà máy tự thự hiện công tác xúc tiến xuất khẩu. Đội ngũ Marketing-Bán hàng quốc tế tập trung tại văn phòng Tập đoàn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu song song với đổi mới mô hình tổ chức quản lý.
Cần tăng cường các biện pháp xúc tiến bán hàng đối với các sản phẩm trọng điểm đã xây dựng kể trên vào các thị trường mục tiêu thông qua lập kế hoạch hành động và kế hoạch ngân sách cho các hoạt động bán hàng thông qua các kênh trực tiếp và gián tiếp.
Để hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiệu quả hơn, trước tiên cần có ngân sách dành riêng cho các hoạt động này hàng năm không dưới 2% doanh số bán hàng kế hoạch.
Xây dựng và ban hành Qui chế hoạt động Công nghiệp phụ trợ tàu thủy tạo cơ sở pháp qui cho việc đổi mới và phát triển hoạt động Công nghiệp phụ trợ tàu thủy của toàn ngành.
- Hoàn thiện cơ chế quản lí vốn đầu tư:
Tình hình thực hiện vốn ĐTPT của VINASHIN cho thấy các nguồn vốn tập trung cho ngành CNTT ngày càng đa dạng, khối lượng vốn lại lớn, do đó nếu không có cơ chế quản lí vốn hợp lí sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả và đầu tư không theo qui hoạch của vùng, của ngành. Để quản lí vốn đầu tư có hiệu qủa, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, Tập đoàn cần có các giải pháp sau:
+ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lí vốn đầu tư thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương. Chú trọng nghiên cứu, làm rõ mục đích và tính chất các chương trình, dự án nhằm quản lí tập trung và thu gọn các dự án có cùng tính chất vào một đầu mối quản lí chặt chẽ vốn đầu tư.
+ Khắc phục tình trạng nhiều khâu trung gian, tránh phân tán, thất thoát và lãng phí vốn đầu tư bằng cách dự án thuộc đơn vị nào thì giao hoàn toàn cho đơn vị đó quản lí, giám sát, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư, Tập đoàn chỉ định hướng và thẩm định.
+ Tăng cường công tác kiểm tra đối với các chương trình, dự án. Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia. Thanh tra kịp thời và xử lí nghiêm khắc những trường hợp vi phạm nguyên tắc tài chính, tham ô và làm lãng phí vốn đầu tư.
2. Nhóm giải pháp về con người
Công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng phải được chú trọng tiến hành ngay để đáp ứng nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài "quốc tế hoá" của ngành CNTT.
Trước mắt tập trung đào tạo đội ngũ công nhan lành nghề, trong đó đặc biệt ưư tiến các ngành hàn, cơ khí, sơn, điện, ống.
Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo tiếng Anh và nghiệp vụ tiếp thị bán hàng, quản trị dự án với từng nội dung đặc thù cho ngành đóng tàu.
Ưu tiên nhân lực và có chính sách ưu đãi cho cán bộ công nhân viên, từng bước tiêu chuẩn hoá việc chế tạo các trang thiết bị, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động, ...
Xây dựng các trường đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật Công nghiệp phụ trợ tại miền Bắc và miền Nam để bổ sung nguồn lao động kỹ thuật và tái đào tạo lao động.
Kết hợp với các liên doanh sản xuất máy và thiết bị tầu thủy lớn và các đối tác nước ngoài để đưa công nhân kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất.
3. Nhóm giải pháp về công nghệ
Một trong các biện pháp không thể thiếu là cần tiến hành ngày đó là nâng cao trình độ công nghệ chế tạo, nhanh chóng hoàn thiện các hạng mục đầu tư năng lực cho các Nhà máy để phục vụ cho các sản phẩm xuất khẩu gồm:
• Nâng cấp dây chuyền sơ chế tôn vỏ, dây chuyền làm sạch và phun sơn tổng đoạn tại các nhà máy quy hoạch xuất khẩu.
• Bổ sung thiết bị nâng hạ như cần cẩu, xe triền và các máy móc gia công chính xác như máy hàn tự động, máy cắt tôn CNC tự động, máy cắt Plasma, các loại công cụ cầm tay chuyên dụng.
• Nâng cấp, mở rộng triền, ụ để có năng lực đóng các sản phẩm cỡ trong điểm: Panamax 75.000DWT, Aframax 100.000DWT, Capesize 175.000DWT vào giai đoạn 2005-2010; tàu VLCC 320.000DWT, tàu Containar cỡ 5.000TEU, tàu chở khách Ro-pax 2.000 khách giai đoạn 2011-2015.
• Xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng Trung tâm thử nghiệm mô hình tàu thuỷ Quốc gia.
Đồng thời với việc đầu tư trên cũng cần bổ sung các công tác sau để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh bằng ứng dụng công nghệ tin học (CAD- CAM) vào thiết kế và thi công thông qua việc:
• Mua và đưa vào sử dụng ngay các phần mềm hỗ trợ thiết kế tại cơ quan thiết kế và nhà máy đóng tàu để giảm thời gian, chi phí lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công.
• Tổ chức khai thác tốt phần mềm quản lý sản xuất MARS hợp tác với hãng LOGIMATIC-Đan mạch.
Tận dụng cơ sở vật chất hiện có, kết hợp với đầu tư chiều sâu công nghệ thông qua các dự án, sản phẩm mục tiêu mà hoàn thiện chất lượng công nghệ và huy động, liên kết với các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước, tham gia vào việc chế tạo từng bộ phận tiến tới chế tạo các cụm tổng thành máy và trang bị trên tàu.
Ưu tiên Đầu tư xây dựng mới những nhà máy trọng điểm có công nghệ tiên tiến và thiét bị hiện đại, đồng bộ và hoàn chỉnh để sản xuất ra ngay các loại vật tư, máy và thiết bị tầu thủy đạt tiêu chuẩn quốc tế có giá thành hợp lý để có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực.
Xây dựng Viện KHCN máy và thiết bị tầu thủy thuộc Viện KHCN tàu thủy để chuyên nghiên cứu thiết kế các sản phẩm phụ trợ và thực hiện hợp tác với nước ngoài trong các chương trình thiết kế sản phẩm phụ trợ tàu thủy
4. Nhóm giải pháp về thông tin
Nhanh chóng đổi mới tiếp nhận công nghệ hiện đại đặc biệt đối với các nhà máy trọng điểm được xây dựng mới thông qua việc đẩy mạnh các chương trình hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức có nền công nghiệp tàu thuỷ phát triển. Trong đầu tư vừa phải đảm bảo tính chuyên môn hoá cao, vừa phải chú trọng tính linh hoạt và yêu cầu phối hợp hoạt động giữa các nhà máy để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn mạng lưới
Mở rộng các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hợp tác với các Viện, Trường trong nước và các cơ sở nghiên cứu ở nước ngoài.
Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo và triển lãm tàu thủy đồng thời cử chuyên gia đi dự hội thảo nhằm học hỏi kinh nghiệm tại một số cường quốc đóng tàu trên thế giới.
Xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi có khả năng phân tích chính xác những biến động của thị trường, dự báo trước những thuận lợi cũng như khó khăn mà Tập đoàn có thể gặp phải trong thời gian tới để lãnh đạo Tập đoàn hoạch định phương hướng phát triển đúng đắn, nhằm chủ động trong mọi tình huống, diễn biến phức tạp trong nước cũng như trên thế giới.