Nhóm các kiến nghị mang tính vĩ mô

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 56 - 66)

III. Kiến nghị

2.2.Nhóm các kiến nghị mang tính vĩ mô

b. Các kiến nghị về chính sách phi thuế

2.2.Nhóm các kiến nghị mang tính vĩ mô

Để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cơ khí đóng tàu ngoài các biện pháp vi mô cần có một số biện pháp mang tính vĩ mô (Vốn-Thị trường-Một số biện pháp bảo hộ trong thương mại chuẩn bị cho hội nhập) như:

Nhà nước cân đối ngân sách tập trung đầu tư công nghệ chuyên môn hoá cho một số đơn vị chủ lực của ngành công nghiệp tàu thuỷ, không đầu tư đóng tàu dàn trải ra nhiều ngành khác.

Trong các cam kết thực hiện AFTA, WTO... Việt nam cần phải đưa một lộ trình riêng cho cắt giảm thuế nhập khẩu nhóm các mặt hàng là phương tiện nổi. Sau khi một mặt hàng được giảm thuế thì hàng rào phi quan thuế cũng chỉ phải xoá bỏ trong 5 năm sau đó. Ngoài ra nên duy trì Danh mục các sản phẩm loại trừ (Không tham gia lộ trình cắt giảm thuế) đó là nhóm các sản phẩm có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng (Tàu thuyền tuần tra, cao tốc)

+ Đề nghị quy định Biểu thuế xuất nhập khẩu với thuế suất cho nhập khẩu vật tư trang thiết bị thuỷ phục vụ đóng mới và sửa chữa tàu là bằng 0% (trừ trường hợp các loại động cơ, thiết bị thuỷ trong nước đã sản xuất được) để thuận tiện trong thực thi, tránh các biểu hiện tiêu cực xin-cho. Đề nghị quy định mức thuế VAT bằng 0% áp dụng cho các máy móc, trang thiết bị mà trong nước chưa sản xuất được để phục vụ công tác xây dựng Nhà máy (tạo tài sản cố định của Doanh nghiệp). Việc giảm/bỏ thuế nhập khẩu các máy móc, vật tư thiết bị cho ngành đóng tàu và thuế VAT cho máy móc thiết bị nhập khẩu (tạo tài sản cố định cho các Nhà máy đóng tàu) sẽ giảm bớt khó khăn về vốn cho các Doanh nghiệp đóng tàu, và sẽ dẫn tới giảm giá đầu vào và tăng sức cạnh tranh của ngành công nghiệp tàu thuỷ lên rất cao

+ Những dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo kế hoạch các dự án cần được đầu tư của Tập đoàn CNTT theo đề án phát triển Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt nam giai đoạn 2001-2010 được công nhận ưu đãi đầu tư và được miễn cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho từng dự án.

+ Cho phép thực hiện chế độ Kho Ngoại quan ở các đơn vị CNTT tham gia đóng, sửa chữa tàu xuất khẩu để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

+ Được hưởng các ưu đãi về thuế VAT đối với các dự án đóng tàu cho các chủ tàu trong nước như đối với các dự án đóng tàu xuất khẩu (Hiện nay các chủ tàu trong nước vẫn phải chịu thêm 5% vào giá tàu). Điều này gây ra một số khó khăn cho các chủ tàu trong nước khi thu xếp nguồn vốn để đóng tàu.

+ Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ công thương có quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, ngành hàng hải Việt Nam và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ như thép, động cơ…đến 2015 và tầm nhìn 2025.

+ Đề nghị Chính phủ, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính có cơ chế hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ để phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, trong đó tappj trung vào các đề tài, các dự án trong điểm.

+ Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính có cơ chế hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho ngành đóng tàu. Hiện nay theo Thông tư 05/2005-TT/BTC ngày 11/01/2005 về việc áp

dụng thuế suất đối với các nhà thầu nước ngoài có các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật có thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì mức thuế suất VAT và CIT đánh vào các nhà thầu là khoảng 10% tổng giá trị thực hiện, điều này sẽ tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn được chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

+ Đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu hoạt động của dự án Nhà máy đóng tàu, dự án công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu.

+ Xin được ghi kinh phí sự nghiệp cho các trường đào tạo nghề vì hiện nay nhu cầu lực lượng công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, kỹ thuật của các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên do các trường đào tạo hiện còn phải thu học phí cao do vậy sẽ rất khó khuyến khích các con em vùng sâu, vùng xa, nông thôn theo học, mà đây chính là lực lượng lao động dồi dào cần được đào tạo để cung ứng cho ngành công nghiệp tàu thuỷ, điều này gây ra những khó khăn không nhỏ cho các nhà máy đóng tàu trong điều kiện thiếu nhân lực.

Tóm lại, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam một cách bền vững, có trọng tâm, ngoài các biện pháp nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp đóng tàu như đã kiến nghị ở trên, cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính và cơ chế chính sách. Bởi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, trong đó quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo. Ngành Công nghiệp Việt Nam nói chung và CNTT Việt Nam nói riêng hiện nay và trong thời gian dài sau này vẫn do doanh nghiệp quốc doanh chi phối. Để ngành CNTT Việt nam có thể thành công trong chiến lược phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của mình và thực sự là "ngành công nghiệp chiến lược lâu dài của Việt Nam" Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ và đầu tư ngay từ giai đoạn này./.

Những năm gần đây, nhờ đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng, sự hỗ trợ kịp thời về chủ trương chính sách, quyết định của Chính phủ , Bộ Công nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để VINASHIN vượt qua trở ngại, từng bước khẳng định mình và đến nay phát triển rất mạnh mẽ.

So với những năm mới thành lập và trước khi trở thành tập đoàn, VINASHIN đã có những thay đổi mạnh mẽ từ năng lực quản lý, điều hành cho đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên đều có những bược tiến rõ rệt.

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các dự án, Tập đoàn vẫn còn những tồn tại như: tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, việc huy động vốn đầu tư chưa hiệu quả … Những tồn tại này có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nhưng đòi hỏi Ban lãnh đạo của VINASHIN phải có những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục khó khăn hiện nay và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Do khả năng thu thập tài liệu và hiểu biết thực tế có hạn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo_ThS Lương Hương Giang và các cán bộ Ban kế hoạch - đầu tư đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện bài viết này.

1. Báo cáo kết quả công tác hàng năm của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. 2. Đề án phát triển Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến 2025.

3. Quyết định số 69/1996/QĐ-TTg ngày 30/01/1996 về việc thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

4. Quyết định số 1106/QĐ-TTg ngày 18/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án điều chỉnh phát triển Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam giai đoan 2005 – 2010 và định hướng đến năm 2015.

5. Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

6. Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty Mẹ – Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

7. Một số tài liệu lấy từ một số website:

www.tuoitre.com.vn (Cơ quan ngôn luận của Đoàn TNCS Hồ CHí Minh) vneconomy.vn ( Báo điện tử của Thời báo kinh tế Việt Nam)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VINASHIN : Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam CNTT : Công nghiệp tàu thủy

SXKD : Sản xuất kinh doanh

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa KTXH : Kinh tế xã hội

KH-CN : Khoa học công nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DWT : Tấn qui đổi

WTO : World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới

LASH : Tàu sà lan

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn HP : Horse power - mã lực CNHH : Công nghiệp hàng hải

KCN : Khu công nghiệp

CCN : Cụm công nghiệp

BIDV : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam VCB : Ngân hàng ngoại thương Việt Nam VAT : Thuế giá trị gia tăng

CIT : Thuế thu nhập doanh nghiệp AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ

Sơ đồ tổ chức Tập đoàn mẹ... 8

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TẬP ĐOÀN MẸ... 9

Bảng1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007-2009...10

Bảng2: Tốc độ tăng liên hoàn giá trị sản lượng và doanh thu giai đoạn 2007-2009 ...11

Bảng 3: So sánh kế hoạch năm và tình hình thực hiện của Tập đoàn...11

Bảng 4: Tổng mức vốn đầu tư huy động của Vinashin giai đoạn 2007-2009... ..15

Biểu đồ tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2007-2009... ...15

Bảng 5: Nguồn vốn huy động của VINASHIN giai đoạn 2007-2009... 17

Bảng 6: Qui mô và tốc độ tăng vốn ĐTPT giai đoạn 2007-2009... 19

Biểu đồ thể hiệ sự tăng trưởng vốn ĐTPT giai đoạn 2007-2009... ....19

Bảng 7: Tình hình thực hiện tổng vốn ĐTPT theo nội dung đầu tư... ..20

Biểu đồ thể hiện tỷ trọng vốn ĐTPT giai đoạn 2007-2009... ..21

Bảng 8: Tổng vốn đầu tư vào các khu vực trọng điểm giai đoạn 2007-2009... 22

Bảng 9: Tỷ trọng vốn ĐTPT cơ sở vật chất từng khu vực giai đoạn 2007-2009... 23

Biểu đồ thể hiện tỷ trọng vốn ĐTPT cơ sở vật chất từng khu vực giai đoạn 2007-2009 ... 23

Bảng 10:Tình hình vốn ĐTPT NNL của Tập đoàn thời kỳ 2007-2009...27

Bảng 11: Nội dung ĐTPT NNL của Tập đoàn giai đoạn 2007-2009... ..28

Bảng 12: Nội dung ĐTPT NNL của VINASHIN giai đoạn 2007-2009... .29

... ...32

Bảng 14: Nội dung ĐTPT các trường nghề của VINASHIN giai đoạn 2007-2009 ... ....32

Bảng 15: Danh mục các trường nghề của VINASHIN được đầu tư giai đoạn 2007-2009 ... ..33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng vốn ĐTPT các trường nghề giai đoạn 2007- 2009 ... 35

Bảng 16: Tình hình ĐTPT KHCN giai đoạn 2007-2009... ...35

Bảng 17: Doanh thu và Doanh thu tăng thêm / Vốn đầu tư thực hiện... ...37

Bảng 18: Lợi nhuận và Lợi nhuận tăng thêm / Vốn đầu tư thực hiện... .38

Bảng 19: Tình hình nộp Ngân sách của Tập đoàn giai đoạn 2007-2009... 40

Bảng 20: Kết quả của đầu tư phát triển nguồn nhân lực... ..40

Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng thu nhập bình quân tại VINASHIN giai đoạn 2007- 2009... ...41

Mục lục

Lời nói đầu... 1

Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN)... 3

I. Tổng quan về Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam ...3

1. Quá trình hình thành và phát triển của VINASHIN... 3

1.1. Giới thiệu về VINASHIN... 3

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của VINASHIN... 3

2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của VINASHIN... 7

2.1. Chức năng nhiệm vụ... 7

2.2. Sơ đồ tổ chức... 8

3. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của VINASHIN...10

II. Tình hình đầu tư phát triển tại VINASHIN giai đoạn 2007 – 2009 ... 14

1. Vai trò của ngành công nghiệp tàu thủy và sự cần thiết của hoạt động đầu tư pháttriển tại VINASHIN... ...14

2. Vốn và nguồn huy động vốn đầu tư phát triển tại VINASHIN giai đoạn 2007-2009 ...15

2.1. Tổng mức vốn đầu tư huy động... ..15

2.3. Vốn cho đầu tư phát triển tại VINASHIN giai đoạn 2007-2009... ..19

3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển xét theo nội dung đầu tư... 20

3.1. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất... .22

3.1.1. Khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh: ...24

3.1.2. Khu vực miền Trung... .25

3.1.3. Khu vực Miền Nam... ...27

3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực... .27

3.2.1. T ình hình đầu tư cho các loại hình đào tạo ... ...29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Hoạt động đầu tư phát triển cho các trường nghề của Tập đoàn... .31

a. Sự cần thiết phải thành lập các Trường Cao Đẳng, Đại học, Viện nghiên cứu của Tập đoàn Vinashin (gọi tắt là các trường nghề)... .31

b. Hoạt động đầu tư phát triển các trường nghề của Tập đoàn giai đoạn 2007-2009 ...32

3.3. Đầu tư phát triển vào khoa học kĩ thuật... 35

III. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển của VINASHIN37 1. Kết quả và hiệu quả đạt được... ...37

1.1. Kết quả và hiệu quả tài chính của quá trình ĐTPT tại VINASHIN ... .37

1.2. Kết quả và hiệu quả xã hội của quá trình ĐTPT tại VINASHIN... ..40

2. Những tồn tại và hạn chế... .43

3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế... ...44

4. Những thách thức của ngành CNTT Việt Nam trong tiến trình hội nhập ...47

Chương II: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát

triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam...49

I. Mục tiêu và định hướng phát triển ngành CNTT Việt Nam ... ...49

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam... ...52

1. Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý... .52

2. Nhóm giải pháp về con người... ...53

3. Nhóm giải pháp về công nghệ... ..54

4. Nhóm giải pháp về thông tin... .55

III. Kiến nghị...56

1. Về phía Tập đoàn... .56

2. Về phía nhà nước... ..57

2.1. Nhóm các kiến nghị mang tính vi mô... .57

a. C ác kiến nghị về chính sách thuế ... ....57

b. Các kiến nghị về chính sách phi thuế... .57

2.2. Nhóm các kiến nghị mang tính vĩ mô... ..57

Kết luận... ...60

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 56 - 66)