Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc ở các trường tiểu học tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 79 - 85)

chuyển, miễn nhiệm đúng quy định, phù hợp năng lực, điều kiện của CBQL người dân tộc.

3.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL ở các trường TH nhằm đáp ứng nhu cầu của các trường TH và sự phát triển cán bộ, giáo viên. Vì vậy, công tác này đảm bảo các yêu cầu sau:

-Đảm bảo nhu cầu số lượng và chất lượng CBQL của từng trường; - Lựa chọn được người tiêu biểu, có đủ năng lực, phẩm chất đảm nhận cương vị mới;

- Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên nhà trường; - Động viên, khuyến khích những người tốt, chọn lọc cán bộ tốt từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận dự nguồn;

- Quán triệt chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ;

- CBQL đã hết một nhiệm kỳ 5 năm nhất thiết phải có đánh giá để trên cơ sở đó tổ chức sắp xếp có bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu trên, giải pháp này giúp cho ngành GD&ĐT của huyện có được đội ngũ CBQL tốt, sàng lọc, đưa ra khỏi đội ngũ CBQL những người không có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực quản lý, bổ sung vào hoàn thiện đội ngũ CBQL. Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao đội mũ CBQL nhà trường, nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Bởi vì, qua đây người CBQL có dịp nhìn lại chính mình để tiếp tục khẳng định và phát huy. Xong cũng chính nhờ quy trình này người CBQL được đồng nghiệp, lãnh đạo, cán bộ địa phương chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để từ đó rút kinh nghiệm và có kế hoạch hoàn thiện mình; làm cho mỗi CBQL phải luôn tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng là điều kiện để các cấp quản lý giáo dục điều chỉnh trong quá trình quản lý, điều chỉnh công tác xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL; đưa ra nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, sát thực tiễn; luân chuyển CBQL nhằm khắc phục tư tưởng cục bộ, trì trệ trong quá trình công tác, kém đổi mới. Do vậy, làm tốt công tác luân chuyển CBQL ở các trường TH huyện Na Hang sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong công tác cán bộ, tạo nên động lực và nguồn sáng tạo mới trong công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phục vụ lâu dài cho giáo dục. Luân chuyển CBQL là đi đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ, nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của từng đồng chí. Thông qua thực tiễn, môi trường công tác mới giúp họ trưởng thành hơn. Luân chuyển chính là tạo môi trường thuận lợi cho CBQL phát huy tài năng. Thông qua luân chuyển để bố trí, sắp xếp CBQL phù hợp với khả năng của mỗi người, nhằm gắn kết sức mạnh cá nhân đơn lẻ của mỗi người thành sức mạnh tổng hợp chung của đội ngũ CBQL.

3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Muốn có kết quả chính xác, khách quan, đảm bảo tính pháp lý, thì việc thực hiện các biện pháp phải có sự phối hợp giữa phòng GD&ĐT với phòng Nội vụ. Các nội dung và cách thức thực hiện từng công việc như sau:

- Công tác tuyển chọn nhân sự để bổ nhiệm CBQL là người dân tộc thiểu sốở các trường TH:

Để có được đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số ở các trường TH có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực, phòng GD&ĐT phải xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của CBQL ở các trường TH, thống nhất với phòng Nội vụ trình UBND huyện về duyệt làm cơ sở cho việc chọn lựa.

Căn cứ vào nhu cầu của nhà trường, căn cứ vào danh sách quy hoạch các chức danh CBQL đã được UBND huyện phê duyệt, phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thực hiện quy trình tuyển chọn như sau:

Bƣớc 1: Phòng Nội vụ kiểm tra hồ sơ các đối tượng trong diện quy hoạch, chuẩn bị phiếu thăm dò giới thiệu nhân sự theo mẫu chung của huyện

(mẫu này được in sẵn tên những người trong diện quy hoạch, có ô trống để cho các thành viên giới thiệu thêm những nhân tố tiêu biểu khác không trong quy hoạch).

Bƣớc 2: Phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thực hiện quy trình lấy phiếu giới thiệu nhân sự bằng cách tổ chức hội nghị gồm: Cấp ủy, BGH, BCH công đoàn, đại diện đoàn thanh niên nhà trường.

Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu nhân sự cho chức danh CBQL cần bổ nhiệm, hình thức bỏ phiếu kín (theo mẫu).

Bƣớc 3: Phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT kiểm phiếu thăm dò, xếp loại thứ tự số phiếu từ cao đến thấp. Căn cứ vào tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của CBQL ở trường TH đã được UBND huyện phê duyệt, căn cứ bảo tiêu chuẩn chung do Nhà nước và ngành quy định về độ tuổi, sức khỏe và các yêu cầu khác. Phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT thống nhất lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm.

Bƣớc 4: Phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT họp xin ý kiến của Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn (địa phương có nhân sự được lựa chọn).

Bƣớc 5: Phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT thống nhất lựa chọn nhân sự, lập văn bản trình UBND huyện phê duyệt danh sách nhân sự.

- Công tác bổ nhiệm CBQL là người dân tộc thiểu sốở các trường TH:

Thời hạn bổ nhiệm: Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm một chức vụ là 5 năm (60 tháng); đối với những trường hợp cán bộ đang giữ chức vụ được điều động, luân chuyển giữ chức vụ mới thì thời hạn bổ nhiệm chức vụ mới được tính từ khi quyết định bổ nhiệm chức vụ mới có hiệu lực. Thời gian cán bộ được giao quyền hoặc phụ trách không tính vào thời hạn bổ nhiệm.

Điều kiện bổ nhiệm: Bảo đảm tiêu chuẩn chung của CBQL giáo dục quy định trong luật giáo dục, điều lệ trường TH, chuẩn hiệu trưởng trường TH; có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch theo quy định của Nhà nước và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng; có độ tuổi hợp lý, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (trường hợp cán bộ đã giữ chức vụ do nhu cầu điều động thì không hạn chế về tuổi); có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian quy định.

Quy trình bổ nhiệm: Căn cứ vào danh sách nhân sự đã được UBND huyện phê duyệt, phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ tổ chức hội nghị tại trường TH; thành phần bao gồm: Lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; nội dung: Bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự; hình thức: bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín.

Phân tích kết quả, lấy ý kiến (Nếu kết quả lấy ý kiến về nhân sự dự kiến bổ nhiệm đạt tỷ lệ dưới 50% thì nên để lại xem xét thêm).

Tổ chức lấy ý kiến nhận xét của đại biểu nhân dân nơi bản thân gia đình cán bộ cư trú thường xuyên.

Tập thể lãnh đạo của phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Trường hợp không đủ thống nhất giữa lãnh đạo hai phòng thì cần báo cáo đầy đủ các ý kiến lên UBND huyện xem xét, quyết định.

Phòng GD&ĐT hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; Phòng Nội vụ thẩm định lại hồ sơ, trình UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm.

- Công tác bổ nhiệm lại CBQL là người dân tộc thiểu sốở các trường TH:

CBQL là người dân tộc thiểu số ở các trường TH khi hết thời hạn giữ chức vụ phải được đánh giá, xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Điều kiện bổ nhiệm lại: Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; đạt tiêu chuẩn CBQL quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, có đủ sức khỏe ứng yêu cầu trong thời gian tiếp theo; CBQL ở đủ 5 năm trở lên tính từ khi có quyết định bổ nhiệm đều phải tiến hành bổ nhiệm lại. Đối với các CBQL còn dưới 2 năm công tác thì nghỉ hưu, có thể xem xét quyết định kéo thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến lúc nghỉ hưu.

Kiên quyết không bổ nhiệm lại đối với những trường hợp sau: Không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo; suy thoái về phẩm chất đạo đức, không còn đủ tư cách làm CBQL; không đủ sức khỏe để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của chức danh bổ nhiệm lai; có phiếu tín nhiệm giới thiệu bổ nhiệm lại của tập thể lãnh đạo, giáo viên trong nhà trường dưới 50%.

Trình tự bổ nhiệm lại: CBQL làm kiểm điểm CBQL nhiệm kỳ 5 năm, tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo nhà trường tổ chức hội nghị, thành phần: toàn bộ lãnh đạo, giáo viên nhân viên trong nhà trường tham gia đóng góp ý kiến với bản kiểm điểm nhiệm kỳ của CBQL; sau đó gửi biên bản hội nghị về phòng GD&ĐT; Trưởng phòng GD&ĐT huyện đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm hay không bổ nhiệm lại, trình UBND huyện quyết định.

Nếu không được bổ nhiệm lại, phòng Nội vụ phải xác minh lại khuyết điểm vi phạm để trình UBND huyện ra quyết định. Nếu tiếp tục được xem xét bổ nhiệm lại: Phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến của tập thể lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại dưới 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì không được bổ nhiệm lại. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại trên 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì phòng GD&ĐT tiếp tục tổ chức hội nghị 2 gồm lãnh

đạo nhà trường, cấp uỷ, ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên, lấy phiếu xin ý kiến làm cơ sở trình UBND huyện quyết định bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại.

- Công tác luân chuyển CBQL là người dân tộc thiểu sốcác trường TH:

Việc luân chuyển CBQL là người dân tộc thiểu số ở các trường TH cần phải gắn chặt với công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ, gắn với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm CBQL ở trường học. Luân chuyển CBQL là người dân tộc thiểu số cần được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Điều lệ trường TH quy định: Mỗi trường TH có 1 hiệu trưởng và từ 1 đến 3 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhiệm chúc vụ này không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường TH.

Tuy nhiên trên thực tế, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo thì việc bố trí CBQL ở các trường TH không nên vận dụng thời gian tối đa ở một đơn vị theo Điều lệ. Việc luân chuyển CBQL phải được tiến hành thường xuyên, thậm chí hết một nhiệm kỳ, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và tùy thuộc vào năng lực của các CBQL.

Đối tượng thực hiện luân chuyển: CBQL giáo dục đã có thời gian giữ chức vụ đó ở một đơn vị từ 10 năm trở lên thì phải luân chuyển; CBQL có thời gian giữ chức vụ đó ở đơn vị từ 5 năm trở lên nhưng năng lực hạn chế, hiệu quả công tác thấp chưa đến mức phải miễn nhiệm; CBQL có nhu cầu luân chuyển do hoàn cảnh gia đình mặc dù chưa đến thời gian phải luân chuyển.

- Công tác miễn nhiệm CBQL là người dân tộc thiểu số ở các trường TH:

Điều kiện miễn nhiệm: CBQL xin từ chức; CBQL bị kỷ luật cách chức theo quy định; CBQL suy thoái về phẩm chất đạo đức; CBQL có năng lực yếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp; không đủ uy tín hoặc điều kiện sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ thì quyết định miễn nhiệm chức vụ CBQL và bố trí công việc khác.

Trình tự, thủ tục miễn nhiệm CBQL ở các trường TH: lãnh đạo phòng GD&ĐT tổ chức nhận xét, đánh giá những đối tượng thuộc diện

miễn nhiệm, lập văn bản báo cáo UBND huyện xem xét giải quyết hoặc cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm CBQL: Sơ yếu lý lịch của CBQL; biên bản nhận xét, đánh giá của lãnh đạo phòng GD&ĐT (Nêu rõ lý do miễn nhiệm); bản tự kiểm điểm của CBQL; tờ trình của phòng GD&ĐT đề nghị miễn nhiệm.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cuối mỗi năm học Phòng GD-ĐT và phòng Nội vụ phải rà soát đội ngũ CBQL các trường TH để xác định nhu cầu, số lượng CBQL nghỉ hưu, bổ nhiệm, miễn nhiệm... để tham mưu cho UBND huyện kế hoạch bố trí sắp xếp đội ngũ hiện có, luân chuyển đội ngũ và bổ nhiệm mới.

Hằng năm, phòng Nội vụ, phối hợp với phòng GD-ĐT kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; so sánh việc thực hiện với quy hoạch nhằm kịp thời khắc phục, điều chỉnh những điểm chưa phù hợp để quy hoạch đảm bảo tính khả thi cao.

Trong công tác bổ nhiệm mới, ưu tiên cán bộ dự nguồn là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ trẻ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc ở các trường tiểu học tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)