Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc ở các trường tiểu học tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 96 - 99)

phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, động viên CBQL trường TH là người dân tộc thiểu số

3.3.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Thực hiện tốt chính sách, chế độ, khen thưởng, kỷ luật đối với CBQL ở các trường TH nhằm mục tiêu tạo điều kiện để họ yên tâm, phấn khởi công tác, phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chế độ, chính sách đãi ngộ là đòn bẩy, là động lực để đây mạnh nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL. Chế độ, kỷ luật nghiêm minh giúp cho đội ngũ CBQL luôn luôn làm việc đúng pháp luật, gương mẫu chấp hành kỷ luật, chỉ đạo, lãnh đạo nhà trường đi đúng hướng.

Đây là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, trước những thời cơ, thách thức vô cùng to lớn, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật là vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật không đúng hoặc chưa tốt sẽ gây hậu quả xấu trong giáo dục, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học.

Để phát huy tốt vai trò đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số ở các trường TH của huyện Na Hang trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi nhận thấy ngoài chính sách, chế độ chung cần có những chính sách địa phương riêng để hỗ trợ cho công tác này.

3.3.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Đối với chính sách, chế độ đãi ngộ.

Ngoài việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của nhà nước, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CBQL là người dân tộc thiểu số ở các trường TH. Kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của đội ngũ CBQL ở các trường TH trong việc thực hiện chế độ chính sách. Chúng tôi thấy cần phải ban hành chính sách, chế độ đãi ngộ riêng của huyện, địa phương như: Hỗ trợ kinh phí cho CBQL đi học tập nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ưu tiên xem xét đề bạt, bổ nhiệm những giáo viên là người dân tộc thiểu số đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, tổng phụ trách đội giỏi cấp tỉnh nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên để họ tích cực phấn đấu; hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ CBQL đi học tập kinh nghiệm ở các trường học trong và ngoài tỉnh.

Phân công vị trí công tác phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng người; xây dựng và tổ chức tốt đời sống tinh thần cho CBQL ở các nhà trường nói chung, ở các trường TH nói riêng. Phát huy vai trò của công đoàn trong việc động viên đối với những CBQL giỏi, có thành tích suất sắc như tổ chức đi thăm quan, du lịch, nghỉ mát trong dịp hè.

tộc thiểu số có thêm động cơ trong công tác, trong học tập và rèn luyện, tâm lý thoải mái trong công việc. Vì vậy phòng GD&ĐT cần tiến hành các việc sau đây: Xây dựng quy chế và tiêu chuẩn riêng về lĩnh vực này, tham mưu xây dựng những tiêu chí cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm các chức vụ quản lý trình UBND huyện phê duyệt; phối hợp với công đoàn ngành giáo dục huyện tìm hiểu hoàn cảnh của đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số để thực hiện chế độ đãi ngộ cho phù hợp. Hằng năm, tham mưu UBND huyện hỗ trợ kinh phí để thực hiện. Thành lập hội đồng bình xét các từ chuẩn theo quy chế đã đề ra.

Đối với công tác khen thưởng: Ngoài các quy định chung về khen thưởng như chiến sĩ thi đua các cấp, nhà giáo ưu tú, Lao động tiên tiến... Chúng tôi thấy cần có hình thức khen thưởng riêng cho từng lĩnh vực công tác trong năm học như: khen, thưởng cho CBQL là người dân tộc thiểu số có công tác tham mưu giỏi trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường học; làm tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; có biện pháp quản lý giỏi cấp tỉnh nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường mang tính đột phá; có tinh thần tự học, sáng tạo, vượt khó; có sáng kiến kinh nghiệm hay được áp dụng rộng rãi trong huyện...

Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện xây dựng tiêu chuẩn khen, thưởng phù hợp với tình hình địa phương. Cuối mỗi năm học tổ chức hội đồng bình xét khen, thưởng và đề nghị khen, thưởng.

Đối với công tác kỷ luật: Phòng GD&ĐT thực hiện kỷ luật theo quy định hiện hành. Phải thực hiện kỷ luật nghiêm minh nếu CBQL vi phạm khuyết điểm. Thực hiện những quy định về kỷ luật, Không để năng, buôn lòng, đảm bảo khách quan, công bằng đối với tất cả CBQL vi phạm, không nâng quan điểm với đối tượng quản lý này mà coi nhẹ đối tượng quản lý khác, với mục tiêu: Kỷ luật để CBQL sửa chữa khuyết điểm, để tiến bộ, để làm gương cho người khác, để đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số ngày càng phát triển về phẩm chất và năng lực.

3.3.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện những chế độ, chính sách ưu đãi, khuyến khích đội ngũ CBQL nói chung và CBQL trường TH là người dân tộc thiểu số nói riêng.

Tham mưu chính sách hỗ trợ, khuyến khích CBQL là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi dưới 40 (đương chức), dưới 30 tuổi (dự nguồn) đi học cử nhân quản lý giáo dục hoặc cử đi học trung, cao cấp lý luận chính trị. luôn xem xét, đề nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các chế độ chính sách, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ CBQL giáo dục đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện chế độ, chính sách, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ CBQL để kịp thời ngăn chặn những vi phạm trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc ở các trường tiểu học tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)