Xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường TH là người dân tộc thiểu

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc ở các trường tiểu học tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 70 - 75)

số phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Na Hang,

tỉnh Tuyên Quang

3.3.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng, tiên quyết để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ, đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ rèn luyện, phấn đấu theo tiêu chuẩn đó. Việc xây dựng các tiêu chuẩn dựa trên nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu, yêu cầu phát triển của ngành. Thông qua các tiêu chuẩn đã đặt ra để lựa chọn được đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao; mặt khác khi đã xây dựng được các tiêu chuẩn cụ thể cũng phải công khai các tiêu chuẩn đó tạo động cơ, mục tiêu phấn đấu cho những cá nhân có năng lực, có ý chí phấn đấu để tạo nguồn quy hoạch CBQL là người dân tộc thiểu số tại các trường TH một cách khoa học, bài bản.

Để phát triển đội ngũ CBQL trường TH nói chung và CBQL là người dân tộc thiểu số nói riêng, trước tiên chúng ta phải xây dựng được tiêu chuẩn khung của đội ngũ này.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Căn cứ vào hệ thống tiêu chí chuẩn đối với CBQL của cấp học TH đã được Bộ GD&ĐT ban hành, căn cứ vào tình hình thực tế của huyện Na Hang để xây dựng một bộ tiêu chuẩn cụ thể đối với đội ngũ CBQL các trường TH phù hợp với với đặc thù huyện miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Các tiêu chuẩn phải được biểu hiện cụ thể ở những yêu cầu về phẩm chất và năng lực; khả năng lao động (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, công tác chỉ đạo, công tác kiểm tra); hiệu quả công tác (khối lượng, chất lượng công việc đạt được và tác dụng của nó trong thực tiễn) của người CBQL.

Trên cơ sở đó, tôi xin đề xuất tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số tại các trường TH thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang như sau:

Tiêu chuẩn chung: Căn cứ Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT quy định chuẩn hiệu trưởng trường TH nói riêng và đội ngũ CBQL trường TH nói chung. Theo đó đội ngũ CBQL là người dân tộc tại các trường TH thuộc huyện Na Hang phải: Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, phấn đấu hết sức mình vì con em các dân tộc thiểu số; tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, được nhân dân tín nhiệm, tin yêu; có trình độ lý luận chính trị, trình độ văn hóa chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn cụ thể

* Về phẩm chất:

Phẩm chất chính trị: Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, địa

phương, đơn vị; tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân nơi cư trú; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu; thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Ngoài ra, CBQL là người dân tộc cần phải có am hiểu nhất định về văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện, biết trân trọng những nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.

Đạo đức nghề nghiệp: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhà trường; không lợi dụng chức quyền vì mục đích vụ lợi cá nhân; được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường. Giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán văn hóa của các dân tộc thiểu số, không phân biệt ứng xử hoặc có tư tưởng bài trừ, coi thường đặc thù văn hóa của các dân tộc khác nhau; thương yêu và nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm văn hóa dân tộc của học sinh người dân tộc.

Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và môi trường giáo dục; trung thực, giản dị, nhân ái, độ lượng và bao dung; có tác phong làm việc khoa học; có khả năng và bản lĩnh để giải quyết những vấn đề của đồng bào dân tộc thiểu số đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Giao tiếp và ứng xử: Thân thiện, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh; gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên; hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh; hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh; hiểu rõ về phong tục tập quán và tâm lí của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện; biết dung hòa được những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

Học tập, bồi dưỡng: Có tinh thần tự học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường; tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; biết khắc phục khó khăn và vượt qua những rào cản tâm lý và phong tục tập quán để học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dưới mọi hình thức, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

* Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Trình độ chuyên môn: Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên TH; hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở TH; có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường; có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục TH.

Nghiệp vụ sư phạm: Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh; có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo dục TH; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ và nhất là phải biết giao tiếp thông thường bằng 2 đến 3 thứ tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý giáo dục.

* Năng lực quản lý trường TH

Hiểu biết nghiệp vụ quản lý: Hoàn thành chương trình bồi dưỡng CBQL giáo dục theo quy định hiện hành; vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; dự báo được sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học.

Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy định; quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định; tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Quản lý học sinh: Thực hiện công tác phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi tại địa phương; tổ chức và quản lý học sinh theo quy định, có biện pháp duy trì sĩ số học sinh, chống bỏ học; thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh theo quy định; nắm chắc những tập tục của từng dân tộc và điều kiện cụ thể của địa phương để chỉ đạo có hiệu quả việc tuyên truyền, vận động học sinh không bỏ học.

Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục: Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và từng khối lớp; tổ chức và chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng học sinh, đảm bảo chất lượng toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh; tổ chức các hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém; tổ chức giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong trường TH; quản lý việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo quy định; tổ chức kiểm tra và xác nhận hoàn thành chương trình TH cho học sinh.

Quản lý tài chính, tài sản nhà trường: Huy động và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường đảm bảo hiệu quả và đúng quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng tài sản đúng mục đích và theo quy định của pháp luật; tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức và các cá nhân trong cộng đồng, góp phần xây dựng nhà trường, thực hiện công khai các nguồn lực và kết quả giáo dục theo quy định;

tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

Cách thức thực hiện việc xây dựng bộ tiêu chí chuẩn đối với đội ngũ CBQL trường TH gồm các bước sau:

Bƣớc 1: Phòng GD-ĐT huyện tập hợp các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn đối với đội ngũ CBQL nói chung và CBQL trường TH nói riêng.

Bƣớc 2: Phòng GD-ĐT huyện phối hợp với phòng Nội vụ của huyện tiến hành xây dựng thêm một số tiêu chí đặc thù cho phù hợp với điều kiện huyện miền núi và có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Bƣớc 3: Gửi bản thảo cho các cơ quan có thẩm quyền và các trường học để xin ý kiến để hoàn thiện văn bản.

Bƣớc 4: Trình lãnh đạo UBND huyện phê duyệt và ban hành Bộ tiêu chí CBQL.

Bƣớc 5: Tổ chức triển khai văn bản đến các đối tượng có liên quan.

Bƣớc 6: Tổ chức đánh giá, xếp loại đội ngũ CBQL theo chuẩn.

Bƣớc 7: Tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện bộ tiêu chí chuẩn đối

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc ở các trường tiểu học tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)