Tính khả thi

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc ở các trường tiểu học tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 101 - 119)

Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL người dân tộc thiểu số các trường TH ở huyện Na Hang, tỉnh

Tuyên Quang TT Các giải pháp Mức độ Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường TH phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Na Hang. 24 (48,0%) 25 (50,0%) 1 (2,0%) 2 Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở các

trường TH. 22 (44,0%) 25 (50,0%) 3 (6,0%) 3 Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ

nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn.

26 (52,0%)

24

(48,0%) 0 4 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng. 12

(24%)

35 (70,0%)

3 (6,0%) 5 Cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm

tra, đánh giá. 16 (32,0%) 30 (60,0%) 4 (8,0%) 6

Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích, động viên CBQL. 13 (26,0%) 34 (68,0%) 3 (6,0%) Tổng 113 (37,7%) 173 (57,6%) 14 (4,7%)

Kết quả tổng hợp ý kiến chuyên gia trong bảng 3.2 cho thấy cả 6 biện pháp quản lý đều có tính khả thi cao. Các biện pháp có tỷ lệ đánh giá không khả thi thấp hơn 10%. Tổng hợp chung 6 biện pháp, tính khả thi được các chuyên gia đánh giá là 95,3%.

Như vậy, theo các chuyên gia đánh giá, các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các trường TH huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang có tính cấp thiết và khả thi khá cao khi áp dụng.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL, thực trạng đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số, căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục đào tạo huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Tác giả đã đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số ở các trường TH huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020. Để đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý giỏi, làm việc có hiệu quả thì cần phải thực hiện đồng bộ 6 biện pháp đã được trình bày tại chương 3, các biện pháp đã được khảo nghiệm thông qua ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi. Áp dụng linh hoạt và đồng bộ 6 biện pháp trên thì việc xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số tại các trường TH thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang sẽ từng bước hoàn thiện, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD-ĐT, tạo bước chuyển biến nâng cao chất lượng giáo dục của huyện theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 và những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy được luận văn đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra. Tác giả luận văn xin rút ra một số kết luận như sau:

Trong sự nghiệp phát triển giáo dục TH ở vùng có nhiều học sinh người dân tộc thiểu số sinh sống, đội ngũ CBQL nói chung và CBQL là người dân tộc thiểu số nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của giáo dục, nhất là trong giai đoạn thực hiện các mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT hiện nay; tinh thần, ý chí của người CBQL giáo dục giỏi sẽ tác động tích cực lên đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Chính vì vậy, việc quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL giáo dục của tỉnh Tuyên Quang nói chung trong đó có đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số các trường TH của huyện Na Hang là việc làm cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện nay mà UBND huyện Na Hang phải triển khai thực hiện.

Từ thực tiễn giáo dục TH ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang cho thấy thực trạng đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số ở các trường TH trong những năm qua đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020 thì vấn đề quản lý nhà trường nói chung, quản lý trường TH nói riêng còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh, thay đổi, phát triển về năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức, trình độ, kiến thức xã hội... Để khắc phục những tồn tại đã nêu trong luận văn, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể nhằm phát triển đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số các trường TH ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT của huyện.

Với cách đặt vấn đề như trên, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL người dân tộc thiểu số các trường TH ở huyện Na Hang, tỉnh

Tuyên Quang, các biện pháp được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và trên thực trạng đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số ở các trường TH thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Các biện pháp được đề xuất có tính logic, mang tính kế thừa, đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tiễn của huyện Na Hang. Do không có điều kiện thực nghiệm các biện pháp nêu trên, nên chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm về mặt nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi, với đa số ý kiến cho rằng cấp thiết và khả thi trong điều kiện cụ thể của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Mỗi biện pháp đã nêu trong luận văn có một vị trí, chức năng khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Để các biện pháp đó được thực thi và có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân các đồng chí CBQL là người dân tộc thiểu số ở các trường TH trên địa bàn huyện.

Hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần vào việc quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số tại các trường TH huyện Na Hang, đóng góp một phần nhỏ bé trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Do trình độ nghiên cứu của cá nhân còn hạn chế, cho nên việc đề xuất các biện pháp trên chưa phải là hệ thống biện pháp hoàn chỉnh nhưng chắc chắn là những biện pháp cần thiết, mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Na Hang, một huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

2. Khuyến nghị

Để triển khai thực hiện các biện pháp nêu trên một cách đồng bộ và hiệu quả, nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL người dân tộc ở các trường TH thuộc huyện Na Hang ngày càng hoàn thiện, tác giả xin có một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với bộ GD& ĐT

2.2. Đối với UBND tỉnh Tuyên Quang, Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT tỉnh Tuyên Quang

- Chỉ đạo các huyện, thành phố làm tốt công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số gắn liền với quy hoạch, quy mô phát triển GD - ĐT.

- Có chính sách khuyến khích thỏa đáng cho CBQL là người dân tộc thiểu số.

- Thực hiện tốt việc chuẩn hóa đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số, về trình độ, bằng cấp...

- Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho CBQL là người dân tộc thiểu số ở các trường TH trong tỉnh.

- Tổ chức cho CBQL là người dân tộc thiểu số tham quan, học tập công tác quản lý của CBQL giỏi, tiêu biểu ở trong tỉnh và ngoài tỉnh.

2.3. Đối với UBND huyện, phòng GD& ĐT huyện Na Hang

- UBND huyện chỉ đạo phòng GD& ĐT, phòng Nội vụ thực hiện tốt việc đánh giá năng lực, trình độ CBQL là người dân tộc thiểu số. Chỉ đạo thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL là người dân tộc thiểu số.

- Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ, nhất là đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho CBQL là người dân tộc thiểu số ở các trường TH.

- Hằng năm có chế độ khen thưởng đối với CBQL là người dân tộc thiểu số có nhiều thành tích suất sắc trong năm học.

- Hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho CBQL là người dân tộc thiểu số học thêm các lớp nâng cao chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ quản lý...

- Phòng GD - ĐT huyện Na Nang có thể tham khảo các biện pháp mà tác giả đã đưa ra ở trên và có thể từng bước cho triển khai những biện pháp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho phép thực hiện các biện pháp đó. Trong quá trình thực hiện cần rút kinh nghiệm để hoàn thiện các biện pháp nói trên.

2.4. Đối với CBQL các trường TH huyện Na Hang

Nhận thức rõ trách nhiệm, vai trò và nhiệm vụ cấp trên giao. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức, trau dồi phẩm chất đạo đức người thầy đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Chương trình hành động của thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

2. Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lý giáo dục - một số khái niệm và luận đề, CBQL GD-ĐT, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Phan Thị Mỹ Bình (2013), Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường trung học cơ sở thành phố Tuyên Quang, Luận văn Thạc sỹ. 5. Bộ GD-ĐT (2005), Thông tư số 33/2005/TT – BGDĐT của Bộ trưởng

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập, Hà Nội.

6. Bộ GD-ĐT (2007),Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Ban hành chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học, Hà Nội.

7. Bộ GD-ĐT (2010), Thông tư 41/2010/TT – BGDĐT, ngày 30 tháng 12

năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về ban hành Điều lệ trường tiểu học, Hà Nội.

8. Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư 14/2011/TT - BGDĐT – Quy định chuẩn Hiệu trưởng.

9. Bộ GD&ĐT- Bộ Nội vụ (2006), Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT- BNV Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

10. Bộ GD&ĐT (2013), Quyết định số 1215/QĐ- BGDĐT, ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Hà Nội.

11. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học

quản lí. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Chính Phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW (khóa XI) ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI.

17. Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thƣ (2012), Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục Việt Nam.

18. Lê Thị Hạnh (2012), Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL Trường Trung học cơ sở vùng khó khăn của tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ.

19. Đỗ Viết Hà (2013), Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ.

20. Hoàng Thu Hiền (2010), Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường THCS của phòng GD-ĐT huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ.

21. Nguyễn Thúy Hƣờng (2008), Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ. 22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên) (2012), Quản lí giáo dục, một số vấn

23. Đặng Huỳnh Mai (chủ biên) (2007), Một số vấn đề đổi mới Quản lý giáo dục tiểu học vì sự phát triển bền vững. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang,

Báo cáo tổng kết các năm học 2011-2012; 2012-2013; 2013-2014; 2014-2015 và 2015-2016.

25. Lê Công Quang (2014), Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020, Luận văn Thạc sĩ.

26. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2009), Luật giáo dục sửa đổi, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

27. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2010), Luật viên chức. Nxb Lao động. 28. Nguyễn Hồng Thanh (2014), Phát triển đội ngũ CBQL các trường

tiểu học thị xã Phú Yên theo chuẩn hiệu trưởng, Luận văn Thạc sĩ. 29. UBND tỉnh Tuyên Quang, Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày

19/9/2008 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp GD-ĐT tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.

30. Phạm Viết Vƣợng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

PHỤ LỤC

Mẫu số 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dùng cho lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT, một số giáo viên cốt cán cấp TH, một số Bí thư đảng uỷ và Chủ tịch UBND xã)

Phiếu khảo sát, đánh giá phẩm chất đạo đức, năng lực làm việc của đội ngũ CBQL ở các trƣờng TH huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

Xin anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:

- Họ và tên: ... - Cơ quan, đơn vị công tác: ... - Thâm niên công tác: ...

Để có cơ sở đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường TH trong giai đoạn hiện nay của huyện Na Hang, xin anh/chị vui lòng đánh giá đội ngũ CBQL trường TH bằng cách đánh dấu X vào cột (loại) trong các ô của các bảng dưới đây:

1. Phẩm chất đạo đức:

TT Tiêu chí

Xếp loại

Tốt Khá TB Kém

1 Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; 2 Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết

của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước. 3

Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.

4 Chấp hành các Quy chế, Quy định của ngành, có nghiên cứu và có giải pháp thực hiện;

TT Tiêu chí Xếp loại

Tốt Khá TB Kém

6

Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn trong cuộc sống;

7

Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh; 8 Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc ở các trường tiểu học tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 101 - 119)