Với 6 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các trường TH, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.14: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang
TT Tiêu chí
Kết quả đánh giá của đối tƣợng KS (SL ngƣời/tiêu chí) Điểm trung bình 1
điểm điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5
1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định có tính khả thi. 0 3 17 18 12 3,78 2 Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức. 0 14 18 16 2 3,12 3 Cử CBQL đi học các lớp lý luận chính trị hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. 4 5 15 21 5 3,36 4 Cử CBQL đi học Đại học, thạc sỹ... 15 15 17 3 0 2,16 5 Sử dụng hợp lý CBQL sau khi họ kết thúc khoá học bồi dưỡng hoặc đào tạo. 6 9 18 12 5 2,94 6
Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa
bổ nhiệm chức danh quản lý. 13 12 13 9 3 2,54
Theo đánh giá thì công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL các trường TH huyện Na Hang ở mức trung bình. Theo bảng 2.14, điểm bình quân các tiêu chí là 3 thể hiện đúng điều đó. Thậm chí có 3/6 tiêu chí ở dưới mức trung bình là: Cử CBQL đi học Đại học, thạc sỹ; sử dụng hợp lý CBQL sau khi họ kết thúc khoá học bồi dưỡng hoặc đào tạo; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý. Hằng năm, Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện cử giáo viên có năng lực nằm trong diện quy hoạch đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, phòng GD&ĐT chưa có kế hoạch riêng, mang tính lâu dài mà thường chỉ thực hiện riêng lẻ từng năm, chưa tổ chức đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện. Mặt khác việc sử dụng CBQL sau khi đi học nâng cao trình độ về có lúc, có nơi chưa hợp lý. Đội ngũ giáo viên trong diện quy hoạch đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa triệt để, chưa toàn diện cả trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị nên dẫn đến tình trạng thiếu nguồn CBQL cục bộ ở một số khu vực.