Định hƣớng phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Tuyên Quang gia

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc ở các trường tiểu học tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 66 - 68)

giai đoạn 2016-2020

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD- ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên TH, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. CBQL giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý” (…trang…).

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định: “Thực hiện các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, là một trong 10 giải pháp chính để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015- 2020. Nghị quyết chỉ rõ: Thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các bậc học. Chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh về năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống; thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy và học. Huy động các nguồn lực xây dựng hệ thống trường, lớp học theo hướng đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu

đến năm 2020 có 20% số trường mầm non, 40% số trường TH, 35% số trường trung học cơ sở và 20% số trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng các trung tâm học tập cộng đồng. Củng cố và phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, tạo điều kiện học tập thuận lợi cho con em các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Tân Trào, tăng cường liên kết đào tạo cả trong nước và quốc tế, từng bước xây dựng trường thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của khu vực, là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của tỉnh; củng cố nâng cấp các trường chuyên nghiệp hướng tới đào tạo lao động có kỹ thuật, có tay nghề cao, tạo cơ sở để chuyển dịch cơ cấu lao động, đồng thời hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao về địa phương; thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút, xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục có trình độ năng lực, đủ về số lượng, chuẩn về trình độ, hợp lý về cơ cấu, tâm huyết với nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp GD-ĐT. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển GD-ĐT; khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng trường ngoài công lập, trường chất lượng cao, cơ sở đào tạo nghề... Phối hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục để học sinh phát triển toàn diện. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về GD-ĐT; tăng cường thực hiện trách nhiệm giám sát của xã hội đối với sự nghiệp GD-ĐT.

Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 19/9/2008 của UBND tỉnh Tuyên Quang Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp GD-ĐT tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 xác định: “Xây dựng và phát triển hệ thống GD-ĐT Tuyên Quang có chất lượng; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người; giáo dục những công dân của tỉnh có phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có ý thức làm chủ và tinh thần

trách nhiệm; làm động lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh”.

Trên cơ sở những quan điểm của Đảng và Nhà nước, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2015-2020; Quy hoạch phát triển của tỉnh và quy hoạch phát triển ngành GD-ĐT tỉnh Tuyên Quang thì nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trong đó có đội ngũ CBQL các trường TH trên địa bàn tỉnh với mục tiêu phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ, nhất CBQL giáo dục là dân tộc thiểu số cho các cơ sở giáo dục TH.

Dựa trên những định hướng phát triển giáo dục của tỉnh, phát triển đội ngũ CBQL người dân tộc thiểu số tại các trường TH huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang cần tập trung vào những vấn đề cụ thể sau:

Xây dựng Kế hoạch về phát triển đội ngũ CBQL là người dân tộc thiểu số tại các trường TH trên địa bàn huyện Na Hang; xác định mục tiêu tổng quát và cụ thể vừa thực hiện trước mắt vừa mang tính định hướng lâu dài có lộ trình thực hiện từ 02 nhiệm kỳ trở lên.

Làm tốt công tác quy hoạch gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; công tác bổ nhiệm luân chuyển bổ nhiệm; bổ nhiệm lại để nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo điều kiện cơ hội để từng cá nhân được rèn luyện, phấn đấu.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách của Nhà nước và của tỉnh đối với CBQL là người dân tộc thiểu số đang công tác tại các trường TH trên địa bàn huyện; chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Làm tốt công tác dự báo quy mô phát triển số lớp, số học sinh các trường TH đi đôi với nhu cầu về đội ngũ giáo viên, đội ngũ CBQL ít nhất trong thời gian 02 nhiệm kỳ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc ở các trường tiểu học tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 66 - 68)