Chính sách tài chính quốc gia ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 28 - 33)

của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Năng lực cạnh tranh của quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến các DNBH phi nhân thọ VN xét trên những yếu tố sau: Sự gia nhập TTBH của các công ty bảo hiểm mới thành lập; Các sản phẩm hay dịch vụ thay thế; Vị thế của các nhà cung ứng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ; Vị thế người mua; và sự cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ đang hoạt động trên TTBH. Bảo hiểm là ngành kinh doanh rủi ro và là dịch vụ của thị trường tài chính, do đó, chính sách tài chính quốc gia là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực cạnh tranh của các DNBH nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng.

Chính sách tài chính quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến các DNBH phi nhân thọ xét trên các yếu tố dưới đây:

1.3.3.1. Chi đầu tư phát triển DN từ nguồn ngân sách Nhà nước

Chính phủ chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào.

Chính phủ đầu tư vốn có tính chất “châm ngòi” vào một số doanh nghiệp được lựa chọn trên thị trường tài chính nói chung và bảo hiểm nói riêng thông qua kênh đầu tư phù hợp thông lệ quốc tế.

Ví dụ: VN đã thành lập Tổng công ty đầu tư vốn Nhà nước (SCIC), để thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp trong nền kinh tế; định hướng đầu tư vào các doanh nghiệp trên thị trường tài chính, đặc biệt là bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán…

Chính phủ sử dụng chính sách thuế:

Áp dụng hệ thống thuế gián thu phù hợp, để điều chỉnh tiêu dùng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mở rộng thị phần. Đối với việc thúc đẩy TTBH phát triển, việc sử dụng công cụ thuế gián thu sẽ đem lại hiệu quả thúc đẩy thị trường tăng trưởng nhanh, giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động. Nhà nước có thể thực hiện đánh thuế thấp đối với sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, cần khuyến khích như bảo hiểm nông nghiệp, cháy nổ, hoặc những vùng gặp khó khăn... Hiện nay, một số dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp đang được Chính phủ ưu đãi thuế VAT ở mức 0%.

Thực hiện phân biệt mức thuế suất: để khuyến khích phát triển dịch vụ bảo hiểm cho các ngành khó khăn, Nhà nước có thể vận dụng quy định WTO, để thực hiện mức phân biệt thuế suất đối với dịch vụ bảo hiểm cần ưu tiên như: bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm cháy nổ... áp dụng cho các vùng cần phát triển hoặc các loại sản phẩm ưu tiên cho những rủi ro cần được bảo hiểm để đảm bảo ổn định kinh tế-xã hội.

Thực hiện chính sách ưu đãi thuế bao gồm các biện pháp miễn giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp; miễn giảm thuế đối với sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cung cấp qua biên giới; áp dụng phương pháp khấu hao nhanh tài sản cố định - đây là hình thức hoãn thuế cho các DNBH phi nhân thọ trong nước, để các DN

tăng cường đầu tư tiềm lực con người và công nghệ hiện đại, chuẩn bị cạnh tranh quyết liệt vào thời điểm các cam kết WTO có hiệu lực đầy đủ.

Vấn đề cần chú ý là việc áp dụng các chính sách thuế ưu đãi, phải tuân theo các cam kết của WTO. Sự ưu đãi cho các DNBH phi nhân thọ VN không thể được duy trì mãi, mà thay vào đó phải là những ưu đãi cho xã hội. Do đó, Nhà nước cần có chính sách phù hợp, để hướng dẫn các DNBH phi nhân thọ, tăng cường khả năng cạnh tranh theo hướng xã hội hoá hoặc theo những mục tiêu nhất định.

1.3.3.2. Chính sách tín dụng

Tín dụng đầu tư cho đổi mới công nghệ và ứng dụng tin học trong quản lý kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Công nghệ, thiết bị, phần mềm... là cơ sở hạ tầng quan trọng trong nền kinh tế tri thức, nó quyết định mức chi phí của các yếu tố đầu vào khác của sản phẩm dịch vụ, quyết định chất lượng cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, quyết định đến năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các khoản đầu tư công nghệ đòi hỏi lượng vốn rất lớn, thời gian thu hồi vốn lại rất dài, đồng thời việc đầu tư lại không thu ngay được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, bài toán đầu tư lại trở thành yếu tố cản trở doanh nghiệp, nếu không có chính sách tín dụng hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước có thể duy trì các nguồn tín dụng ưu đãi đổi mới công nghệ quản lý bảo hiểm, ưu đãi đào tạo nguồn nhân lực bảo hiểm, đặc biệt đào tạo chuyên gia quản lý, định phí bảo hiểm bằng các nguồn vốn ưu đãi từ ngân sách, hoặc từ các dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA). Nhà nước cũng có thể đề ra chính sách yêu cầu đối với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, khi tham gia thị trường thực hiện chuyển giao công nghệ quản lý, hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ đào tạo cán bộ Nhà nước… Vấn đề cần lưu ý là việc áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi cho các DNBH phi nhân thọ, tăng cường đổi mới công nghệ sẽ gặp phải cản trở cam kết WTO.

1.3.3.3. Hỗ trợ tài chính

Hỗ trợ về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động quản lý, kinh doanh. Chính sách hỗ trợ này được thực hiện thông qua các dự án đào tạo nguồn nhân lực, giới thiệu công nghệ quản lý mới, ứng dụng công nghệ quản lý với những ưu đãi miễn phí bản quyền các chương trình phần mềm... Thực hiện chính sách này để tạo điều kiện cho DNBH phi nhân thọ trong nước tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường, có khả năng phân tích, dự báo xu hướng thị trường và tự mình xây dựng, thiết kế, tính toán các khoản phí và xây dựng phương án đầu tư hiệu quả, mở rộng thị trường hoạt động.

Hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm dịch vụ bảo hiểm ra thị trường nước ngoài, nâng cao khả năng hội nhập của các DNBH phi nhân thọ VN. Hình thức xuất khẩu có thể là cung cấp qua biên giới, hiện diện thương mại, hoặc cung cấp từ chính thị trường trong nước, cho các thể nhân và pháp nhân không mang quốc tịch VN, đều được coi là cung cấp dịch vụ qua biên giới/xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm. Đối với các sản phẩm, dịch vụ này Chính phủ có thể áp dụng thuế VAT ưu đãi ở mức 0%.

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các DNBH phi nhân thọ trong nước. Bởi vì, nguồn nhân lực có chất lượng cao là lợi thế so sánh cực lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại, đầu tư... để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính phủ lập ra các trung tâm, mạng lưới thông tin để cung cấp thông tin miễn phí cho doanh nghiệp về thị trường, thông tin định hướng phát triển, chiến lược cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các biện pháp khai thác lợi thế so sánh... Việc sử dụng chính sách này mang tính hiệu quả, dài lâu, không vi phạm các cam kết WTO.

Tóm lại, để tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phải giảm được chi phí quản lý sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động và đưa ra sản phẩm có tính độc đáo trên thị trường. Tuỳ thuộc vào từng trình độ phát triển, doanh nghiệp phải hướng nỗ lực vào những yếu tố chính, để nâng cao năng lực cạnh

tranh. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày nay không chỉ phụ thuộc vào khâu sản xuất, mà ngược lại phụ thuộc rất lớn vào khâu marketing trên thị trường. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập thì năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào chiến lược marketing quốc tế phù hợp của doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, là đòi hỏi sống còn của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Đặc biệt, theo cam kết trong WTO, khi đã là thành viên chính thức, VN phải cho phép các DNBH nước ngoài thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài và 5 năm sau các doanh nghiệp này sẽ được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và các giới hạn đối với hoạt động của các DNBH nước ngoài tại VN sẽ ở mức thấp nhất. Do đó, bên cạnh những hỗ trợ từ chính sách kinh tế vĩ mô, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm phải tự xây dựng cho mình chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp VN nói chung và các DNBH phi nhân thọ của VN nói riêng. Bởi vì, TTBH của VN đang trong giai đoạn đầu phát triển, tiềm lực vốn, công nghệ quản lý, tính chuyên nghiệp chưa cao... trong khi đó thị trường tài chính chưa phát triển, nên không thể hỗ trợ được nhiều TTBH. Việc mở cửa hội nhập, đòi hỏi bản thân các DNBH phi nhân thọ VN phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

CHƢƠNG II

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 28 - 33)