Khả năng cạnh tranh giành hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 60 - 63)

7. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý bảo

2.3.7.Khả năng cạnh tranh giành hợp đồng bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

2.3.7.1. Đối với những rủi ro lớn và phức tạp

Các DNBH phi nhân thọ trong nước cạnh tranh chủ yếu dựa vào quan hệ cá nhân với những người có quyền quyết định ký hợp đồng và hạ phí không có cơ sở để cạnh tranh. Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm có độ rủi ro lớn và phức tạp là các nhà máy điện, các thiết bị khai thác dầu khí, hàng không… các DNBH phi nhân thọ trong nước không có chuyên môn, số liệu thống kê và khả năng tính toán tài chính để có thể nhận bảo hiểm các rủi ro này. Những rủi ro như trách nhiệm sản phẩm, trách nhiệm nghề nghiệp lại hết sức phức tạp, thì các DNBH phi nhân thọ trong nước lại thiếu chuyên gia có kinh nghiệm. Ngược lại các DNBH phi nhân thọ nước ngoài có khả năng đánh giá được tất các loại rủi ro và có thể nhận bảo hiểm các loại rủi ro này.

Trong giai đoạn 2001-2006, do VN chưa cam kết mở cửa TTBH đối với các loại rủi ro nêu trên, nên đa số các rủi ro này vẫn được bảo hiểm bởi các DNBH phi nhân thọ trong nước. Sau đó các DNBH phi nhân thọ trong nước thực hiện tái bảo hiểm các rủi ro này cho các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này làm cho một lượng lớn phí bảo hiểm bị chuyển ra nước ngoài. Các DNBH phi nhân thọ trong nước chỉ còn giữ lại một lượng nhỏ phí bảo hiểm. Như vậy, thực chất các DNBH

phi nhân thọ trong nước chỉ hoạt động như các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thay vì là các nhà cung cấp bảo hiểm.

Tháng 12 năm 2006, BTA đã có hiệu lực và ngày 11.1.2007 VN đã chính thức là thành viên WTO, các điều khoản về mua sắm của Chính phủ, hạn chế trong đối xử quốc gia cũng đã được áp dụng. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ không được phép thực hiện ưu đãi, bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, nói chung và các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Như vậy, trong điều kiện cạnh tranh hiện nay thì qua hệ cá nhân không còn là lợi thế của các DNBH phi nhân thọ trong nước. Trên thực tế quan hệ chuyên nghiệp, quan hệ công chúng sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh chính, nhưng đây lại là điểm yếu của các DNBH phi nhân thọ trong nước.

Hầu hết các DNBH phi nhân thọ trong nước đều thực hiện trả một khoản hoa hồng lại cho khách hàng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để cạnh tranh và tranh giành hợp đồng các DNBH phi nhân thọ trong nước thường nâng cao mức trả hoa hồng quá quy định của Chính phủ. Khoản phí hoa hồng vượt quá quy định này được gọi là các khoản “lại quả” cho khách hàng để có được hợp đồng bảo hiểm lớn. Đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là đối với các DNBH phi nhân thọ trong nước. Đây là một kiểu kinh doanh mang đậm tính chất Á Đông và rất phổ biến ở VN, không riêng gì trong ngành bảo hiểm.

Hoạt động kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ trong nước còn có hiện tượng hạ phí vô tội vạ để giành được hợp đồng, sau đó do mức phí quá thấp không thể tái bảo hiểm được ra nước ngoài, dẫn đến các DNBH phi nhân thọ trong nước phải tự chịu rủi ro quá giới hạn an toàn hoặc tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp có mức độ tín nhiệm thấp. Vấn đề này rất nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả tài chính khi có tổn thất xảy ra, đồng thời nó còn làm mất an ninh tài chính- tiền tệ. Bởi vì, đây không chỉ là vấn đề của một số ít DNBH phi nhân thọ mà là đại đa số các DNBH phi nhân thọ của VN. Để giải quyết vấn đề này, các DNBH phi nhân thọ trong nước phải có kế hoạch dài hạn nhằm nâng cao kỹ năng bảo hiểm,

tuyển dụng và đào tạo nhân sự, thu thập số liệu thống kê và tăng cường năng lực tài chính của mình.

2.3.7.2. Đối với rủi ro nhỏ và không phức tạp

Các loại rủi ro như rủi ro xe cơ giới, tai nạn cá nhân… là rủi ro đơn giản, ít phức tạp không yêu cầu phải tái bảo hiểm ra nước ngoài. Các DNBH phi nhân thọ trong nước có thể giữ lại toàn bộ phí bảo hiểm từ các hợp đồng này.

Tỷ lệ tổn thất = Chi phí bồi thường/Tổng doanh thu phí bảo hiểm

Tỉ lệ chi phí = Các chi phí hoạt động khác/Tổng doanh thu phí bảo hiểm Tỉ lệ gộp = Tỷ lệ tổn thất + Tỉ lệ chi phí

Nếu tỉ lệ gộp nhỏ hơn 100% DNBH phi nhân thọ có lợi nhuận, lợi nhuận này được gọi là lợi nhuận bảo hiểm.

Ngoài lợi nhuận thu được từ hoạt động thu phí bảo hiểm, các DNBH phi nhân thọ trong nước còn thu được lợi nhuận đầu tư bằng cách sử nguồn phí bảo hiểm chưa sử dụng để đầu tư. Do sức ép cạnh tranh một số DNBH phi nhân thọ trong nước sẵn sàng hạ phí để giành hợp đồng với khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ gộp của trong khoảng 100%. Thực tế, do có ưu thế về vị trí địa lý của tài sản cố định, một số doanh nghiệp bù đắp lợi nhuận bằng lợi nhuận đầu tư sang các lĩnh vực kinh doanh khác như: bất động sản, cho thuê địa điểm, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, đầu tư chứng khoán... Trên thực tế TTBH phi nhân thọ VN những năm qua cho thấy, các DNBH phi nhân thọ trong nước có tỷ lệ tổn thất phải bồi thường rất thấp khoảng 28%, do đó thị trường vẫn có tỷ lệ gộp hấp dẫn mặc dù tỷ lệ chi phí cao[5]. Tỷ lệ này đã góp phần làm tăng tính hấp dẫn của TTBH VN đối với các nhà ĐTNN. Đồng thời, chỉ số này là tương đối thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, như vậy lợi nhuận bảo hiểm thu được của các DNBH phi nhân thọ trong nước là tương đối lớn. Điều này có thể giải thích tại sao các DNBH phi nhân thọ trong nước, lại có thể chọn hạ phí bảo hiểm làm biện pháp để cạnh tranh. Việc thực giảm giá phí bảo hiểm có yếu tố tích cực về mặt xã hội là đem lại lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, đến khi việc giảm phí bắt đầu vượt giới hạn cho phép, sẽ gây ra khủng hoảng đổ vỡ thị trường tài chính. Về lâu dài không thể cắt giảm phí

mãi mãi và việc cắt giảm phí cũng không đồng nghĩa với việc sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng. Như vậy, trong môi trường cạnh tranh mang tính toàn cầu hoá sâu sắc, kỹ năng tính phí bảo hiểm chuyên nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của DN.

Một vấn đề khác của các DNBH phi nhân thọ trong nước là trong những năm vừa qua thường chỉ tập trung cung ứng được các hợp đồng bảo hiểm hơn là chú ý đầu tư vào việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm của khách hàng. Tình trạng giảm giá để cạnh tranh khách hàng diễn ra phổ biến, khi tính toán rủi ro, nhân viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận cá nhân, mà không tuân theo các quy tắc bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 60 - 63)