7. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý bảo
2.2.2. Một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Giai đoạn 2004-2006, TTBH chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các DNBH phi nhân thọ trong nước và nước ngoài. TTBH đã được phân chia lại cho các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, đặc biệt các dự án có vốn ĐTNN các DNBH phi nhân thọ trong nước không có khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm kỹ thuật có chất lượng cao. Tình trạng cạnh tranh gay gắt về phí bảo hiểm vẫn tiếp diễn trên thị trường phí bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là ở các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến kinh tế đối ngoại. Đối với hàng hoá xuất khẩu năm 2004, kim ngạch xuất khẩu tăng 26,7% so với năm 2003, nhưng doanh thu phí bảo hiểm chỉ tăng khoảng 15%, có các sản phẩm bảo hiểm doanh thu phí giảm đến 40%; các năm 2005 và 2006 tình trạng diễn ra tương tự. Đặc biệt, 4 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 23% (tổng doanh thu xuất khẩu đạt 14,44 tỷ, dầu thô và dệt may vượt kim ngạch 2 tỷ USD), nhưng bảo hiểm thân tầu cũng không tăng được doanh thu, mặc dù đội tầu VN được xếp vào loại tầu già. [33] Đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm kỹ thuật, tình trạng giảm phí tự do và mở rộng điều kiện đối với các hợp đồng dịch vụ có giá trị kỹ thuật trung bình và nhỏ diễn ra rất phổ biến. Đối với khu vực có vốn ĐTNN tình hình cạnh tranh diễn ra theo hướng rất phức tạp.
Tình hình bồi thường tổn thất về thân tàu, P&I đang có chiều hướng diễn biến xấu trong giai đoạn 2004-2006. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại riêng trong năm 2004 đã vượt quá số phí bảo hiểm thân tầu thu được. Bảo hiểm dầu khí cũng đã xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn, tổng thiệt hại lên đến trên 140 tỷ đồng. Đối với bảo hiểm hàng không, xảy ra các tổn thất trị giá lên đến trên 105 tỷ đồng. Đặc biệt đối với bảo hiểm cháy giai đoạn 2004-2006 diễn biến hết sức phức tạp:
Cháy nhà máy giày Pou Yen, Đài Loan năm 2004 thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng. Cháy nhà máy Tiu co, Đài Loan năm 2004 thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng. Cháy công ty Phú Thành, tháng 10 năm 2004, thiệt hại khoảng 15 tỷ đồng. Cháy nhà máy giầy Thượng Thăng, Đài Loan, tháng 10 năm 2004, thiệt hại khoảng 52
tỷ đồng. Cháy nhà máy nhựa Formasa, Đài Loan thiệt hại khoảng 45 tỷ đồng.[5] Cháy Trung tâm thương mại quốc tế thành phố Hồ Chí Minh thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Gần đây nhất vụ cháy chợ Quy Nhơn, tháng 12 năm 2006 thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng...[26] Theo ước tính tỷ lệ bồi thường tổn thất bảo hiểm cháy đã lên đến 60%, đây là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Nghiệp vụ bảo hiểm cháy đang được các DNBH phi nhân thọ trong nước quan tâm và cần phải được đầu tư đúng mức về chất lượng định phí, giám định, đề phòng, quản lý rủi ro trong khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ. Đáng chú ý các doanh nghiệp phải xếp bảo hiểm cháy vào loại rủi ro có nguy cơ cao loại 3, đặc biệt khi cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp Đài Loan.
Hoạt động cạnh tranh hạ phí bảo hiểm đã gây nên nhiều hậu quả cho các DNBH phi nhân thọ VN, một số doanh nghiệp thu không bù đủ chi phí, một số doanh nghiệp dần đánh mất thị trường, đánh mất năng lực cạnh tranh của chính mình, hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp không ổn định. Trên thị trường có tình trạng khi một DNBH phi nhân thọ trong nước đưa ra một mức phí bảo hiểm, ngay lập tức các doanh nghiệp khác sẵn sàng hạ phí, hoặc lợi dụng các mối quan hệ để tranh giành hợp đồng hoặc sẵn sàng giảm phí bằng nhiều kỹ thuật khác nhau: hạ thấp phí bảo hiểm gốc và giữ nguyên phạm vi bảo hiểm và mức hoa hồng; hạ thấp mức khấu trừ bồi thường nhưng vẫn giữ nguyên phí bảo hiểm, giữ nguyên phạm vi bảo hiểm; mở rộng quá mức phạm vi bảo hiểm, nhưng lại giữ nguyên phí, giữ nguyên mức khấu trừ bồi thường; nâng cao mức phí dịch vụ khai thác, giao dịch phí; hoặc kết hợp tất cả các kỹ thuật đã được nêu trên với nhau.[5]
Biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh vẫn tiếp tục phát triển, đó là tình trạng độc quyền theo ngành. Các DNBH phi nhân thọ độc quyền theo ngành là Bảo hiểm dầu khí, Bảo hiểm xăng dầu, Bảo hiểm Bưu điện. Tình trạng độc quyền theo ngành trong kinh doanh bảo hiểm là lực cản đối với sự phát triển của TTBH, làm mất đi tính năng động sáng tạo của các DNBH phi nhân thọ. Đồng thời, tiềm nguy cơ tiềm tàng gây mất ổn định TTBH nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Điển hình là các vụ việc gian lận trong bồi thường bảo hiểm, sử dụng đại
lý phát hiện trong năm 2005 và 2006 đều diễn ra ở các DNBH độc quyền theo ngành là PJICO và PTI số tiền gây thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Đó là chưa tính đến những thiếu sót trong quản lý tài chính, đã được cơ quan chức năng của Bộ Tài chính kiểm tra đối với công ty Bảo hiểm dầu khí PVI, công ty Bảo hiểm PJICO.
Hoạt động của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, các văn phòng đại diện nước ngoài gây sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các DNBH phi nhân thọ trong nước. Sự chèn ép các DNBH phi nhân thọ VN về phí bảo hiểm của các nhà môi giới bảo hiểm chuyên nghiệp nước ngoài diễn ra ngày càng phổ biến. Hoạt động của các văn phòng đại diện bảo hiểm nước ngoài đã vượt ra khỏi quy chế cho phép, hầu như cơ quan quản lý Nhà nước không thể kiểm soát được.
Sự tăng trưởng quá nóng của TTBH nói chung và các loại hình bảo hiểm dường như đang là nguy cơ gây mất ổn định thị trường tài chính. Năm 2006, tổng số tiền bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 2.482 tỷ đồng, riêng các DNBH phi nhân thọ trong nước đã phải giải quyết bồi thường tổng số tiền khoảng 2.429 tỷ đồng. Việc tăng trưởng quá nóng trong khi cơ sở nguồn lực vật chất chưa tương xứng, sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải đối với TTBH còn nhỏ bé của VN. Theo kinh nghiệm quản lý TTBH của Mỹ và EU đã chỉ ra: “Những DNBH mới thành lập, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đã gặp phải những vấn đề rất đặc biệt từ đó mất khả năng thanh toán”.[9]
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm mở cửa thị trường số lượng các DNBH phi nhân thọ trong nước đã tăng nhanh cả về số lượng và vốn điều lệ. Trên TTBH chứng kiến hoạt động cạnh tranh mạnh mẽ giữa các DNBH phi nhân thọ. Công ty PJICO là công ty đứng đầu về triển khai dịch vụ bảo hiểm cho ôtô xe máy trên toàn quốc. Công ty PJICO đẩy mạnh chương trình khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm thiệt hại vật chất cho ô tô. Đây là hướng đi đúng vì thị trường ôtô giai đoạn 2004- 2006 đã có những bước tăng trưởng rất cao. Công ty PJICO đã đẩy mạnh chương trình khuyến mại với nhiều giải thưởng có giá trị. Ngược lại Bảo Việt lại tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, bằng việc triển khai tốt hệ thống cứu hộ ôtô
tại các thành phố lớn. Cùng với hệ thống cứu hộ ôtô của công ty Bảo Việt, công ty PJICO cũng triển khai hệ thống cứu hộ ôtô để tăng năng lực cạnh tranh với Bảo Việt. Chính điều này đã đem lại lợi ích thực sự cho khách hàng mua bảo hiểm, làm cho doanh thu phí bảo hiểm tăng lên nhanh chóng. Công ty Bảo Việt và công ty PJICO còn hỗ trợ triển khai đội cứu hộ cho khách hàng trong vòng bán kính 70km tính từ trung tâm.[5] Đồng thời, Bảo Việt và Công ty PJICO cũng phối hợp chặt chẽ với các hãng Toyota, Ford, Mazda, Suzuki, Daihatsu, Isuzu, Honda..., để cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Ngoài ra, các DNBH phi nhân thọ trong nước phải cạnh tranh rất quyết liệt với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Đặc biệt là công ty bảo hiểm Allianz, đã tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại, tuyển dụng đại lý và triển khai nhiều gói sản phẩm bảo hiểm hết sức hấp dẫn cho khách hàng.