Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 86 - 97)

7. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý bảo

3.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

3.3.2.1. Nâng cao hiệu quả, độ an toàn và chất lượng đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Bên cạnh các giải pháp về hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư của DNBH phi nhân thọ trong nước, giải pháp về môi trường đầu tư (trong đó đặc biệt là TTCK) đã được đề xuất ở trên, các giải pháp khác bao gồm:

Thứ nhất, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư của các DNBH phi nhân thọ trong nước. Công tác kiểm tra, giám sát tình hình tài chính và khả năng thanh toán của DNBH phi nhân thọ trong nước phải được tiến hành thường xuyên, nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh. Đặc biệt, cần chú trọng kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động, đầu tư vào các dự án kinh doanh... nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, tránh thất thoát tài sản...

Thứ hai, chuyên nghiệp hoá hoạt động đầu tư của các DNBH phi nhân thọ trong nước, cụ thể bao gồm: xây dựng đội ngũ các chuyên gia về đầu tư; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy chế, quy trình đầu tư và ra quyết định đầu tư; từng DNBH phi nhân thọ xây dựng chiến lược đầu tư thích hợp gắn với chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp; tổ chức bộ phận đầu tư chuyên trách, độc

lập tương đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Một phần doanh thu phí bảo hiểm tạm thời nhàn rỗi được uỷ thác cho bộ phận đầu tư đảm nhận.

Tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhất là trong khâu thiết kế và phát triển sản phẩm bảo hiểm. Loại hình sản phẩm bảo hiểm kết hợp với đầu tư khá phát triển trên thế giới. Đặc trưng cơ bản của loại hình sản phẩm bảo hiểm này là các DNBH phi nhân thọ đầu tư số phí bảo hiểm của họ vào các quỹ đầu tư (chủ yếu là quỹ đầu tư chứng khoán), ngân hàng... mà DNBH phi nhân thọ cung cấp dịch vụ. Đây là loại hình sản phẩm bảo hiểm có sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đầu tư của DNBH phi nhân thọ với thị trường vốn. Tuy nhiên, để có thể phát triển và triển khai có hiệu quả loại hình bảo hiểm này đòi hỏi phải có sự phát triển của TTCK nói chung, quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng (cụ thể là các công ty quản lý quỹ).

3.3.2.2. Xây dựng chiến luợc marketing quốc tế

Chiến lược marketing quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các DNBH phi nhân thọ VN. Trong giai đoạn 1993-2006, các DNBH phi nhân thọ VN chưa chú trọng xây dựng cho mình chiến lược marketing trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, hiện nay khi VN đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thì một đòi hỏi cấp thiết là các DNBH phi nhân thọ trong nước phải xây dựng cho mình chiến lược marketing quốc tế. Mặt khác, bảo hiểm là một ngành nghề kinh doanh còn mới lạ đối với người dân VN. TTBH mới được hình thành nhưng lại được mở cửa rất nhanh, nếu các DNBH phi nhân thọ trong nước không tăng cường hoạt động marketing quốc tế, thì không có khả năng cạnh tranh được với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài.

Chiến lược marketing của DNBH phi nhân thọ trong nước phải hướng vào người tiêu dùng, giúp cho người tiêu dùng hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia bảo hiểm. Hoạt động marketing phải nắm được nhu cầu của khách hàng hiện tại, cũng như khách hàng tiềm năng, tình hình cung cầu trên TTBH, để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp; doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược về phí dịch vụ sản phẩm bảo hiểm, chiến

lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, chiến lược cung ứng sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng, từng đoạn thị trường... phù hợp với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các DNBH phi nhân thọ trong nước phải sử dụng các kênh truyền thông, để giới thiệu sâu về bảo hiểm và lợi ích của việc tham gia bảo hiểm. Khi nhận thức của người dân về bảo hiểm được nâng cao, thì nhu cầu bảo hiểm tăng lên và TTBH ngày càng phát triển, từ đó các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời xây dựng được thương hiệu đối với người tiêu dùng.

Chiến lược marketing quốc tế là cơ sở để các DNBH phi nhân thọ trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hoá, giúp DNBH phi nhân thọ trong nước nâng cao doanh thu, mở rộng thị phần, chuyên môn hoá chuyên sâu ngay từ khâu thiết kế sản phẩm, nâng cao khả năng xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh... Đây là các nhân tố tổng hợp tạo nên năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ trong nước trong quá trình hội nhập.

3.3.2.3. Tăng cường năng lực tài chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Hoàn thiện chính sách thị trường vốn để nâng cao khả năng tham gia thị trường vốn của các DNBH phi nhân thọ trong nước. Trong đó, tập trung hoàn thiện cơ chế hoạt động của TTCK, tạo điều kiện cho các DNBH phi nhân thọ trong nước huy động vốn. Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các DNBH phi nhân thọ trong nước thu hút vốn đầu tư thông qua các kênh tín dụng ưu đãi của Nhà nước và Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất đối với những dự án triển khai ở khu vực miền núi, vùng kém phát triển, vùng xâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo...

Xây dựng các DNBH phi nhân thọ trong nước thành tập đoàn tài chính lớn, kinh doanh đa ngành, để Nhà nước có thể thông qua hoạt động của các tập đoàn tài chính-bảo hiểm chi phối các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Khi không cần thiết Nhà nước có thể bán lại cổ phần, để đầu tư vào các lĩnh vực khác, nhờ đó Nhà nước giữ được vai trò chủ đạo điều hành đối với nền kinh tế.

Nhà nước sớm ban hành và thực hiện luật sử dụng vốn Nhà nước vào đầu tư kinh doanh. Nhà nước cần đổi mới cơ chế đầu tư vốn Nhà nước, cụ thể cần tập trung cho những ngành nghề, lĩnh vực công nghệ cao, thị trường tài chính-tiền tệ. Bên cạnh đó Nhà nước cần hoàn thiện chính sách để các DNBH phi nhân thọ trong nước sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hoặc huy động vốn đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh khi cần thiết. Cho phép các DNBH phi nhân thọ trong nước được tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, bổ sung vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn từ thuế thu nhập tăng thêm so với năm trước. Cơ chế tín dụng cần được sửa đổi để các DNBH phi nhân thọ trong nước có thể tiếp cận đối với các dự án đầu tư trọng điểm, những dự án đầu tư có hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Trước mắt thị trường tiềm năng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là Lào và Campuchia, đây là hai thị trường quan trọng Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các DNBH phi nhân thọ trong nước mở rộng kinh doanh sang hai thị trườg này.

Ví dụ: Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá), dự án nhà máy thuỷ điện Sơn La, các dự án đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải điện, thuỷ điện ở Lào, Campuchia...

3.3.2.4. Hiện đại hoá công nghệ và quản lý kinh doanh

Để tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế, đòi hỏi các DNBH phi nhân thọ trong nước phải ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý nghiệp vụ, tài chính, phục vụ khách hàng, lưu trữ, thống kê, ứng dụng công nghệ trong phân tích đánh giá rủi ro để định phí bảo hiểm, trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ, phân tích hệ thống báo cáo thông tin tài chính, phân tích và quản trị hệ thống dữ liệu, dự báo xu hướng phát triển của TTBH, thực hiện giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ quản trị nhân sự nội bộ, cập nhật thông tin, xử lý các diễn biến trên TTBH..., mục đích chính là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ trong nước ngay trên TTBH ở trong nước.

Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, các DNBH phi nhân thọ nước ngoài có hệ thống công nghệ thông tin vô cùng hiện đại, đây là lợi thế của các DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Nếu các doanh nghiệp trong nước không xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, thì các DNBH phi nhân thọ trong nước sẽ thua ngay trên sân nhà trong môi trường cạnh tranh rất quyết liệt. Mặt khác, trong điều kiện khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất xã hội, nếu không ứng dụng công nghệ hiện đại, thì các DNBH trong nước khó có thể duy trì được khả năng cạnh tranh trên TTBH.

3.3.2.5. Tăng số lượng sản phẩm và mở rộng địa bàn hoạt động

Thực hiện tốt công tác đề phòng và hạn chế tổn thất, đây chính là ý nghĩa xã hội to lớn mà các DNBH phi nhân thọ trong nước đem lại và là ưu thế của ngành bảo hiểm trong việc phục vụ sản xuất, đời sống xã hội.

Tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện các sản phẩm bảo hiểm theo các nguyên tắc gắn liền quyền lợi giữa DNBH phi nhân thọ trong nước và người tham gia bảo hiểm đó là: phí bảo hiểm tương ứng với mức trách nhiệm bảo hiểm; cung cấp các sản phẩm bảo hiểm thoả mãn nhu cầu của khách hàng; tăng thêm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm; mở rộng phạm vi bảo hiểm, bổ sung các quyền lợi bảo hiểm trong các sản phẩm bảo hiểm hiện có cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; xây dựng các sản phẩm bảo hiểm trọn gói với mức phí bảo hiểm hợp lý và mức trách nhiệm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thiết yếu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Mở rộng phạm vi và địa bàn phục vụ: mở thêm các chi nhánh, các văn phòng giao dịch phủ kín các tỉnh, thành phố, vùng sâu, vùng xa trong cả nước; mở rộng đối tượng khách hàng tham gia bảo hiểm bao gồm các cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các gia đình và cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là các đối tượng ở vùng thường xuyên gặp khó khăn do hoàn cảnh thiên tai, lũ lụt gây ra.

Trên cơ sở phương hướng phát triển TTBH VN đến năm 2010, Chiến lược phát triển TTBH VN đã đưa ra mục tiêu cụ thể cho sự phát triển của thị trường đến năm 2010 như sau: tăng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, để đạt mục tiêu tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm như đã đề ra, trong khi vẫn đảm bảo nguyên tắc an toàn, thận trọng, căn cứ theo thông lệ quốc tế và thực trạng hoạt động của TTBH VN, cần áp dụng những biện pháp phù hợp trong khuôn khổ pháp luật cho phép, để tăng vốn của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trên thị trường từ mức 1.515 tỷ đồng như hiện nay lên 14.000 tỷ đồng vào năm 2010.[10]

Theo kinh nghiệm các nước có ngành bảo hiểm phát triển, để thị trường phát triển an toàn, hiệu quả thì thị trường phải có số vốn cao hơn số vốn tối thiểu, gọi là “vốn phát triển”. Vốn phát triển được tính như sau: 40% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ thực giữ lại và 10% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 16,5% năm, đồng thời nâng cao mức giữ lại từ 67% lên 80% tổng doanh thu phí bảo hiểm và tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 28% năm, dự kiến đến năm 2010 vốn phát triển cho bảo hiểm phi nhân thọ phải là 3.386 tỷ đồng, cho bảo hiểm nhân thọ là 10.584 tỷ đồng, yêu cầu về vốn phát triển của toàn thị trường là 13.969 tỷ đồng.[10]

Bảng 3. 1. Vốn thực có của thị trường, yêu cầu về vốn tối thiểu và vốn phát triển

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2002 2005 2010

1 Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ 2.600 4.500 9.000

2 Mức giữ lại 1.705 3.462 7.200

3 Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 4.400 12.500 31.000 4 Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ 3.500 25.500 106.000

5 Yêu cầu về vốn tối thiểu 927 2.602 9.101

6 Vốn thực có 1.515 1.515 1.515

7 Vốn phát triển 1.594 4.187 13.969

8 Chênh lệch về vốn tối thiểu và vốn thực có (588) 1.087 7.586 9 Chênh lệch về vốn phát triển và vốn thực có 79 2.672 12.454

Giải pháp tăng vốn đối với mỗi khối doanh nghiệp là:

Đối với khối DNBH phi nhân thọ Nhà nước: Nhà nước sẽ có cơ chế bổ sung vốn điều lệ, sau khi doanh nghiệp đã bổ sung vốn từ nguồn vốn tự có hoặc doanh nghiệp bổ sung vốn theo các hình thức khác do pháp luật quy định và thực hiện cổ phần hoá.

Đối với các doanh nghiệp cổ phần: thực hiện phát hành thêm cổ phiếu hoặc theo các hình thức khác do pháp luật quy định để huy động vốn, bảo đảm các doanh nghiệp này đáp ứng được yêu cầu về vốn pháp định.

3.3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của TTBH trong quá trình hội nhập và là thành viên chính thức của WTO là rất quan trọng. Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi sự tham gia của cả Chính phủ, Hiệp hội Bảo hiểm VN và các DNBH phi nhân thọ trong nước. Các giải pháp cụ thể bao gồm:

Thứ nhất, Nhà nước chủ yếu tạo cơ chế cho phép đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực về bảo hiểm trong các trường đại học, cao đẳng... Bên cạnh đó có thể hỗ trợ kinh phí để các trường đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực với các kiến thức cơ bản về bảo hiểm.

Thứ hai, Nhà nước khởi xướng và cùng tham gia đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo chuyên gia về bảo hiểm, mô hình tương tự như ở Singapore. Đây là một cơ sở đào tạo chuyên sâu các vấn đề liên quan đến kinh doanh bảo hiểm như thiết kế sản phẩm, định phí, thống kê, đánh giá rủi ro... Cùng tham gia đầu tư vào cơ sở đào tạo này là các DNBH phi nhân thọ, đây là một cơ sở độc lập hoặc có thể giao cho Hiệp hội Bảo hiểm VN trực tiếp quản lý điều hành.

Thứ ba, các DNBH phi nhân thọ đẩy mạnh chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc cụ thể của doanh nghiệp. Đối với các DNBH phi nhân thọ lớn, mô hình trung tâm đào tạo nằm trong doanh nghiệp thực sự hữu dụng, nhất là công tác đào tạo đại lý bảo hiểm.

3.3.2.7. Xây dựng chiến lược đầu tư

Mở rộng các dự án đầu tư đảm bảo an toàn và nhân vốn trong kinh doanh. Kinh doanh bảo hiểm có đặc điểm là chu trình sản xuất ngược, DNBH phi nhân thọ cung ứng dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng, thu phí của khách hàng và cam kết bảo hiểm cho khách hàng. Do đó, các DNBH phi nhân thọ phải quản lý một lượng tiền lớn nhàn rỗi, đây là quỹ dự phòng nghiệp vụ. Hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ không đơn thuần là thu phí bảo hiểm, mà còn phải dựa vào nguồn thu từ đầu tư tài chính. Trong điều kiện cạnh tranh găy gắt giữa các doanh nghiệp, thì nguồn thu từ đầu tư tài chính ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn thu từ phí bảo hiểm. Các DNBH phi nhân thọ trong nước muốn tồn tại và phát triển phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư để đảm bảo an toàn và nhân vốn. Trên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 86 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)