Các cam kết song phƣơng và đa phƣơng trong lĩnh vực bảo hiểm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 74 - 76)

7. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý bảo

3.1.1. Các cam kết song phƣơng và đa phƣơng trong lĩnh vực bảo hiểm

3.1.1.1. Một số cam kết trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ

Các cam kết theo Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA): 5 năm sau khi BTA có hiệu lực các doanh nghiệp của Mỹ được thành lập doanh nghiệp 100%. Tính đến 11/12/2006, BTA đã có hiệu lực 5 năm.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư của Mỹ không được kinh doanh các dịch vụ liên quan đến đại lý bảo hiểm.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư của Mỹ không được kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc là: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trong xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm với các công trình dầu khí và các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh công cộng và môi trường. Hạn chế này sẽ được bãi bỏ đối với liên doanh là 3 năm và đối với doanh nghiệp 100% vốn là 6 năm. Như vậy, đến 11/12/2007 các hạn chế này sẽ hết hiệu lực.

Đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm, DNBH liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn Mỹ và chi nhánh DNBH Mỹ phải tái bảo hiểm với Công ty Tái bảo hiểm quốc gia VN (Vinare) một tỷ lệ tối thiểu là 20% và 5 năm sau khi BTA có hiệu lực hạn chế này sẽ được bãi bỏ. Tính đến hết tháng 12/2006, quy định này đã được bãi bỏ.[30]

3.1.1.2. Một số cam kết gia nhập WTO

Về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA, tuy nhiên, VN đồng ý cho Mỹ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Như vậy, sẽ không còn bất kỳ hạn chế nào đối với việc thành lập pháp nhân của các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, ngoại trừ kinh doanh dịch vụ bảo hiểm bắt

buộc. Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm bắt buộc sẽ được mở cửa cho các DNBH nước ngoài từ 1/1/2008.

Chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sẽ được phép kinh doanh sau 5 năm kể từ thời điểm 11/01/2007 và không cho phép mở cửa chi nhánh đối với bảo hiểm nhân thọ. Các DNBH nước ngoài được được cung cấp dịch vụ qua biên giới, các dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, người nước ngoài làm việc tại VN, dịch vụ tái bảo hiểm, dịch vụ bảo hiểm đối với vận tải quốc tế, môi giới bảo hiểm và các dịch vụ hỗ trợ định phí, tư vấn… Ngoài ra, cho phép các tổ chức, cá nhân VN khi đi ra nước ngoài được sử dụng dịch vụ bảo hiểm ở nước ngoài. Đồng thời, các quy định về tiêu chí cấp phép, tiêu chí quản lý thận trọng sẽ phải được ban hành phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đã được công nhận của Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS).[29]

Như vậy, trong những năm đầu vào WTO, VN được phép hạn chế DNBH nước ngoài không được phép cung cấp một số loại bảo hiểm bắt buộc, nhưng sau đó sẽ không còn giới hạn nào nữa. DNBH nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ, phù hợp với các tiêu chuẩn của IAIS.

Tóm lại, vừa học hỏi vừa cạnh tranh với DNBH nước ngoài, vừa phát huy lợi thế chủ nhà, vừa phát huy thế mạnh chiều sâu tâm lý, các DNBH VN đã tìm đường tiến sâu, tiến rộng vào TTBH. Đến nay các DNBH phi nhân thọ VN như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO vẫn luôn dẫn đầu về thị trường. Với ưu thế được ưu tiên hơn các doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực bảo hiểm có khả năng sinh lời cao như bảo hiểm bắt buộc, thì các DNBH phi nhân thọ VN phải tận dụng giới hạn thời gian mở cửa còn lại để hoạt động mạnh, tăng năng lực cạnh tranh và rộng thị phần. Tuy nhiên, thời gian còn lại không nhiều, do đó đòi hỏi các DNBH phi nhân thọ VN phải hết sức khẩn trương xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, để chuẩn bị hội nhập vào môi trường cạnh tranh toàn cầu. Theo dự báo của các chuyên gia bảo hiểm, từ nay đến năm 2010 sự phát triển của thị trường vẫn thiên về bảo hiểm nhân thọ. Từ năm 2010 trở đi, TTBH phi nhân thọ sẽ phát triển mạnh lên do thực hiện cam kết mở cửa thị trường của WTO.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 74 - 76)