Giải pháp chung cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 80 - 86)

7. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý bảo

3.3.1. Giải pháp chung cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

3.3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp

Hệ thống luật pháp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được Nhà nước rất quan tâm. Đây là một trong những vấn đề then chốt để xây dựng cơ chế quản lý thị trường trong lĩnh vực bảo hiểm ở VN. Năm 2000 Luật Kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành để đáp ứng yêu cầu và trình độ phát triển của TTBH VN. Mặc dù vậy, như đã phân tích trong Chương 2, để đáp ứng những yêu cầu mới trong điều kiện TTBH VN đã phát triển hơn, nhất là nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm vẫn cần tiếp được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, định hướng giải quyết vấn đề này cần tập trung vào các vấn đề chính sau:

Quy định về yêu cầu trình độ, kinh nghiệm của lãnh đạo DNBH cần được quy định rõ ràng, cụ thể hoá những vị trí nào cần đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu nào về trình độ, kinh nghiệm. DNBH có tính đặc thù khá cao, tương tự như trong lĩnh vực chứng khoán, tư vấn tài chính..., do vậy yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm là rất cần thiết, thông qua các chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ hành nghề và yêu cầu kinh nghiệm làm việc bao lâu, cần được quy định cụ thể để đáp ứng các cam kết trong WTO.

Quy định về phạm vi địa bàn hoạt động, quy định về nội dung kinh doanh..., phải tôn trọng các hiệp định đã ký kết, nhất là BTA và cam kết của WTO. Tuy nhiên, những quy định mở để có thể kết hợp việc đánh giá sự phát triển của

TTBH VN, cần được xác định một cách rõ ràng về thời gian, nhằm thúc đẩy các DNBH trong nước tích cực chuẩn bị các điều kiện cạnh tranh cần thiết. Đặc biệt cần coi trọng việc áp dụng các chính sách ưu đãi (chủ yếu về thuế) nhằm thúc đẩy các DNBH mở rộng hoạt động kinh doanh đến các địa bàn, đến các khu vực cần đẩy mạnh phát triển như vùng sâu, vùng xa, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp...

Hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính cần phải được tiếp tục hoàn thiện theo hướng rõ ràng trong cách xác định, hiệu quả trong quản lý đảm bảo cho công tác giám sát tài chính của cơ quan quản lý Nhà nước được chặt chẽ, trên cơ sở đó có thể can thiệp kịp thời khi doanh nghiệp có những nguy cơ mất khả năng thanh toán, đảm bảo cho TTBH phát triển ổn định và bền vững. Một mặt cần phải nghiên cứu vận dụng các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế trong giám sát tài chính vào thực tiễn của VN. Ngoài ra, cần phải kết hợp với hệ thống giám sát tài chính đối với loại hình doanh nghiệp là tổ chức tài chính phi ngân hàng và cả với tư cách là một nhà đầu tư chứng khoán. Bởi vì các DNBH hoạt động rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động cho vay, đầu tư chứng khoán, việc áp dụng riêng rẽ các hệ thống chỉ tiêu giám sát sẽ làm cho quá trình quản lý, giám sát phức tạp, khó khăn và chồng chéo. Để giải quyết vấn đề này, cần kết hợp xây dựng một hệ thống chỉ tiêu trên cơ sở vận dụng cả 3 hệ thống giám sát và đồng thời tiến tới áp dụng chỉ để một cơ quan giám sát độc lập.

Đối với chi phí quảng cáo: hiện nay trần chi phí quảng cáo được quy định ở mức 10% trên tổng chi phí là chưa hợp lý, chưa thực sự khuyến khích các DNBH tiết kiệm chi phí và phát triển các hoạt động quảng bá nhằm mở rộng thị trường. Đối với các DNBH thực hiện công tác quản lý có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, chi phí cho quảng cáo sẽ bị giảm xuống, điều này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược quảng bá, tiếp thị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta có thể thay thế “mẫu số” bằng chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp; đồng thời đối với những DNBH mới gia nhập thị trường hoặc đối với những sản phẩm mới được đưa ra thị trường, tỷ lệ này cần được nâng lên nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường.

Quy định về tái bảo hiểm bắt buộc cần được xoá bỏ theo lộ trình đã cam kết. Tuy nhiên, đi kèm với vấn đề này là quy định về công khai thông tin cả DNBH và doanh nghiệp tái bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thị trường bảo hiểm.

Quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm cần đi đôi với việc nâng cao hiệu lực pháp lý trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhất là đối với các loại hình bảo hiểm bắt buộc.

Chuẩn hoá các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng bảo hiểm và các tài liệu đi kèm là hết sức quan trọng. DNBH phải sử dụng cùng một thuật ngữ bảo hiểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người mua bảo hiểm đọc, hiểu và so sánh được các hợp đồng bảo hiểm của các DNBH khác nhau và tránh việc hiểu sai, hiểu lầm. Vấn đề một DNBH rút lui khỏi thị trường hoặc bị mất khả năng thanh toán cần được quy định chi tiết và cụ thể hơn. Các quy định hiện tại có đề cập đến việc chuyển giao các hợp đồng bảo hiểm, nhưng không đề cập cụ thể tới trường hợp một DNBH chủ động chấm dứt hoạt động trên thị trường. Quy định về thành lập và hoạt động của Ban giám sát trong trường hợp DNBH mất khả năng thanh toán cần được quy định cụ thể hơn. Đặc biệt cần có sự phối kết hợp giữa Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Phá sản doanh nghiệp nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và trình tự thủ tục phá sản.

Hệ thống các quy định đối với hoạt động đầu tư của các DNBH. Các cơ quan chức năng bao gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên và môi trường... nhanh chóng phối hợp để nghiên cứu xây dựng và sớm ban hành các quy định hướng dẫn về hoạt động đầu tư của các DNBH. Cụ thể như sau:

Trên cơ sở quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy định cho vay của các DNBH tạo điều kiện cho các DNBH có thể cho vay trực tiếp thay cho hoạt động cho vay uỷ thác như hiện nay. Điều này có thể giúp cho DNBH giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong hoạt động cho vay; đồng thời các khách hàng vay vốn ngân hàng cũng có thể giảm chi phí vay vốn.

Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư bất động sản. Trong đó cần đặc biệt chú trọng đến việc sửa đổi Luật Đất đai và xác định vấn đề quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho các DNBH tham gia vào hoạt động kinh doanh bất động sản (đặc biệt là thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đầu tư cần được cấp nhanh cho các DNBH).

3.3.1.2. Nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý thị trường bảo hiểm

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, cần phải đi đôi với công tác hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý thị trường. Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý TTBH nói chung, nhất là trong điều kiện VN gia nhập WTO. Các giải pháp cụ thể đối với vấn đề này tập trung vào các nội dung chính sau:

Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Các cán bộ quản lý TTBH phải được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như: kiến thức về đánh giá rủi ro, định phí, trích lập dự phòng nghiệp vụ, quản lý đầu tư, kinh doanh quốc tế… Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO, trình độ quản lý Nhà nước, trình độ ngoại ngữ, tin học cũng cần phải được đẩy mạnh trong công tác đào tạo. Hoạt động đào tạo cần được đa dạng hoá và kết hợp giữa Nhà nước, DNBH và bản thân các cán bộ tự tìm cách nâng cao trình độ; kết hợp giữa đào tạo trong nước và học tập, nghiên cứu khảo sát ở nước ngoài.

Tách bạch chức năng quản lý Nhà nước nói chung về hoạt động kinh doanh bảo hiểm với chức năng giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói riêng, giám sát thị trường tài chính nói chung. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực sau khủng hoảng, một cơ quan giám sát tài chính đối với tất cả các tổ chức tài chính được thành lập, độc lập với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát, nhất là giám sát về tài chính. Cơ quan này sẽ đảm bảo được tính chuyên môn hoá trong hoạt động giám sát, kết hợp được công tác giám sát doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của thị trường tài

chính bao gồm cả tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán. Như vậy sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác giám sát các tổ chức tài chính nói chung, DNBH nói riêng.

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cùng tham gia vào công tác quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Cơ chế phối hợp tập trung vào các khâu cơ bản sau:

Cơ chế phối hợp trong quá trình thành lập doanh nghiệp.

Cơ chế phối hợp trong quá trình kiểm tra, giám sát doanh nghiệp.

Cơ chế phối hợp trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

3.3.1.3. Nghiên cứu áp dụng một số ưu đãi về thuế

Chính sách thuế áp dụng đối với hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Hiện nay mức thuế suất 0% thuế VAT chỉ được áp dụng đối với việc tái bảo hiểm ra nước ngoài và bảo hiểm nông nghiệp. Trong điều kiện VN đang cần vốn đầu tư, cần phải đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích các DNBH giữ lại doanh thu phí bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế. Do vậy, việc áp dụng mức thuế suất 0% thuế VAT đối với cả doanh thu phí bảo hiểm tái bảo hiểm cho các DNBH trong nước sẽ giải quyết được vấn đề trên.

Chính sách thuế trong việc nâng cao tiềm lực tài chính và sự tham gia vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các nhà đầu tư trong nước. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển TTBH VN trong quá trình gia nhập WTO. Các cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ từ phía Nhà nước..., đối với các DNBH thực hiện cổ phần hoá, tham gia vào TTCK, thậm chí cả đối với các DNBH nước ngoài mới xâm nhập vào TTBH VN dưới hình thức công ty cổ phần, cần được nghiên cứu và có thể tăng mức độ ưu đãi. Mục tiêu nhằm tạo điều kiện khuyến khích DNBH nâng cao tiềm lực tài chính để đẩy mạnh đầu tư, đặc biệt là khuyến khích các DNBH tham gia TTCK, nhằm nâng cao khả năng tham gia đầu tư của các DNBH vào thị trường trong nước.

Chính sách thuế trong việc khuyến khích các DNBH hiện đại hoá công nghệ thông tin, trình độ quản lý, phát triển nguồn nhân lực; đối với các khách hàng tham gia bảo hiểm. Về cơ bản, chính sách ưu đãi về thuế này liên quan đến chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao... Mục tiêu làm sao để các DNBH đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, phát triển các sản phẩm bảo hiểm gắn với đầu tư, khách hàng cũng tích cực tham gia bảo hiểm nói chung và bảo hiểm gắn với đầu tư nói riêng.

Chính sách thuế đối với mục tiêu phát triển các đoạn thị trường còn chưa phát triển hiện nay. Nghiên cứu thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với các DNBH theo địa bàn cung cấp dịch vụ, theo loại hình sản phẩm dịch vụ..., nhằm khuyến khích các DNBH mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kể cả thị trường khu vực và quốc tế. Đối với các DNBH có thực hiện cung cấp sản phẩm dịch vụ đến các đoạn thị trường mà Nhà nước muốn thúc đẩy phát triển, nhất là đối với khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp nhằm giải quyết chính sách xã hội.

3.3.1.4. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin công khai và thống kê trong nền kinh tế và bản thân doanh nghiệp bảo hiểm

Trong hoạt động kinh doanh của các DNBH, công tác thống kê có vị trí rất quan trọng, đặc biệt công tác thống kê các loại rủi ro có thể triển khai nghiên cứu triển khai phát triển sản phẩm bảo hiểm có tính chất quyết định đến hiệu quả của việc phát triển sản phẩm bảo hiểm mới. Do vậy, một mặt Nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác thống kê, công khai thông tin trong nền kinh tế. Mặt khác bản thân các DNBH cũng cần phải chủ động đầu tư phát triển hệ thống thống kê theo các yêu cầu của doanh nghiệp.

3.3.1.5. Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Hiệp hội Bảo hiểm tại mỗi quốc gia có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của TTBH. Đây là cầu nối giữa DNBH, khách hàng và Nhà nước. Theo kinh nghiệm của Singapore, Hiệp hội quản lý bảo hiểm Singapore (GIA) có

vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển thị trường dịch vụ tài chính nói chung và TTBH nói riêng. Ngoài việc tham gia vào công tác xây dựng luật, đặc biệt GIA rất chú trọng đến việc xây dựng và ban hành các bộ quy tắc chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Các bộ quy tắc và chuẩn mực này thường được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như khối OECD. VN cũng cần tiến tới nâng cao vai trò của Hiệp hội Bảo hiểm VN, thông qua cơ chế để Hiệp hội Bảo hiểm VN xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các bộ quy tắc và chuẩn mực đến các thành viên của Hiệp hội. Đồng thời quy định tất cả các DNBH hoạt động trên TTBH VN phải tham gia vào Hiệp hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)