Những vấn đề rút ra qua hoạt động cạnh tranh các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 66 - 74)

7. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý bảo

2.4. Những vấn đề rút ra qua hoạt động cạnh tranh các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Thành tựu 20 năm đổi mới là môi trường chính trị ổn định, nền kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trong những năm vừa qua. Các yếu tố kinh tế thị trường hình thành đồng bộ và phát triển. Đây là điều kiện hết sức quan trọng cho sự phát triển của ngành bảo hiểm, một ngành rất nhạy cảm với các bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội.

Nghị định 100/1993/NĐ-CP năm 1993, đánh dấu cho việc hình thành TTBH bảo hiểm VN, hình thành khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động bảo hiểm. Cho đến nay VN đã có được khung pháp lý cho hoạt động bảo hiểm ngày càng tiệm cận hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Các vấn đề như cấp phép, giám sát và quản lý, đảm bảo khả năng thanh toán, đầu tư, tái bảo hiểm, cạnh tranh, hợp đồng... đã được luật hoá và bao quát gần như toàn bộ các lĩnh vực, cần sự điều tiết của pháp luật và cơ quan quản lý Nhà nước.

Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời năm 2000, các nghị định, thông tư đã từng bước được hoàn thiện tạo nên một khung pháp lý tương đối minh bạch, công bằng cho mọi đối tượng tham gia thị trường. Hệ thống văn bản pháp quy trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đã đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh TTBH VN, đáp ứng các đòi hỏi của các hiệp định quốc tế mà VN đã tham gia trong xu thế hội nhập, đặc biệt là các cam kết trong BTA và các cam kết với WTO.

Trong những năm vừa qua các DNBH phi nhân thọ hiện đang hoạt động trên thị trường đều được người tiêu dùng đánh giá tương đối cao về cả uy tín, mức độ an toàn tài chính, chất lượng dịch vụ. Do tính chất sản phẩm của dịch vụ bảo hiểm là những lời hứa đảm bảo cho các rủi ro. Do đó các DNBH phi nhân thọ sẽ không

thể cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện toàn cầu hoá, nếu không có chữ tín với khách hàng.

Đồng thời, năm 2007 là thời điểm thuận lợi để triển khai các sản phẩm bảo hiểm chứng khoán. Thứ nhất là Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, quy định tất cả các công ty chứng khoán phải có bảo hiểm trách nhiệm. Quy định này là một điểm mới cho thấy cơ quan quản lý đã nhận thức được ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này và thị trường cũng có nhu cầu về bảo hiểm chứng khoán. Thứ hai là VN vừa gia nhập WTO, do đó đặt ra yêu cầu các định chế tài chính trong nước phải tiến gần tới và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, trong đó có những tiêu chuẩn về bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. Có thể trước đây một số DNBH phi nhân thọ trong nước đã tính đến nghiệp vụ này, nhưng chưa có điều kiện triển khai vì thị trường chứng khoán chưa phát triển và rất ít nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán. Hiện nay, thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, tạo môi trường thuận lợi để bảo hiểm chứng khoán phát triển theo. [31]

2.4.1. Điểm mạnh

2.4.1.1. Xây dựng thương hiệu dựa trên lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Nhà nước

Lợi thế cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ Nhà nước là đã có quá trình hoạt động lâu trên thị trường, khách hàng đều biết đến thương hiệu của những doanh nghiệp này, như Bảo Việt, Bảo Minh. Đây là một điểm mạnh nổi bật trong lợi thế cạnh tranh, là điều kiện quan trọng để ổn định và phát triển. Tuy nhiên, các DNBH phi nhân thọ Nhà nước phải thường xuyên nâng cao uy tín thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ, để đứng vững được trong môi trường cạnh tranh hội nhập nền kinh tế thế giới.

Ngoài ra, các DNBH phi nhân thọ Nhà nước còn nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ về chính sách, vốn... Đây là một lợi thế trong việc tạo tâm lý an tâm đối với người sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, những lợi thế này sẽ không còn sau ngày 11.01.2007.

Do có được hưởng chính sách hỗ trợ thuận lợi từ Chính phủ, các DNBH phi nhân thọ Nhà nước, đã xây dựng cho mình một mạng lưới chi nhánh và đại lý trên cả nước. Đây là lợi thế quan trọng để mở rộng hoạt động kinh doanh, cũng như cung ứng thêm các sản phẩm nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng dịch vụ bảo hiểm.

Ngoài ra, thói quen và văn hoá của người tiêu dùng trên cả nước đều có xu hướng chọn các DNBH phi nhân thọ trong nước để mua bảo hiểm. Lý do là tương đồng văn hoá, ngôn ngữ, thuận lợi và giảm được chi phí không cần thiết về thông tin khi sử dụng dịch vụ của các DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Đây là lợi thế lớn trong việc thiết kế sản phẩm và là một thành tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược marketing, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ trong nước.

2.4.1.2. Xây dựng thương hiệu dựa trên lợi thế văn hoá của các doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm phi nhân thọ VN

Các DNBH phi nhân thọ trong nước có ưu thế là hiểu biết tâm lý và văn hoá của khách hàng, có mạng lưới đại lý được xây dựng qua nhiều năm, có cơ chế linh hoạt và mạng lưới quan hệ tốt với các doanh nghiệp VN. Đồng thời, các DNBH phi nhân thọ trong nước linh hoạt trong xử lý các hợp đồng bảo hiểm. Đây là lợi thế cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ trong nước.

Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm phi nhân thọ trong nước đều là doanh nghiệp mới thành lập, do đó có điều kiện trang bị công nghệ mới, tuyển chọn được đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản, hoạt động năng động trên thị trường... đây là lợi thế cạnh tranh của các DN cổ phần bảo hiểm phi nhân thọ VN.

2.4.2. Điểm yếu

2.4.2.1. Về tổ chức quản lý

Nhìn chung các DNBH phi nhân thọ trong nước có bộ máy tổ chức cồng kềnh, công nghệ quản lý lạc hậu, năng lực và kinh nghiệm kinh doanh bảo hiểm thấp hơn so với các DNBH phi nhân thọ có vốn ĐTNN. Hầu hết các DNBH phi

nhân thọ trong nước đều thiếu hệ thống quy định cụ thể về phạm vi công việc, giới hạn trách nhiệm, hiệu quả hoạt động, lương, thưởng... cá biệt còn có doanh nghiệp chưa chuẩn hoá được tác phong phục vụ, văn hoá ứng xử với khách hàng. Nhân viên khai thác bảo hiểm không được đào tạo bài bản chủ, yếu dựa vào kinh nghiệm giao tiếp của từng cá nhân và sự nhạy bén của từng nhân viên. Các DNBH phi nhân thọ trong nước không có chiến lược điều hành nhân sự rõ ràng, không xây dựng được môi trường văn hoá doanh nghiệp, không có bản sắc riêng... dẫn đến hầu hết nhân viên không có thái độ gắn bó với doanh nghiệp. Công việc của nhân viên của các DNBH phi nhân thọ trong nước thường đơn giản ở việc làm công ăn lương, không có niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp một cách rõ ràng hoặc thăng tiến nghề nghiệp. Hầu hết nhân viên chưa thực sự làm việc với cả bầu nhiệt huyết, bằng cả trái tim trong điều kiện thị trường đang có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của chính DNBH phi nhân thọ.

Do thiếu chiến lược nhân sự lâu dài, chế độ đãi ngộ, thăng tiến trong công việc... làm cho các DNBH phi nhân thọ trong nước có sự thiếu hụt về đội ngũ cán bộ quản lý trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm. Các DNBH phi nhân thọ trong nước, đặc biệt các doanh nghiệp Nhà nước còn phải thường xuyên đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám do các quy định về chế độ lương, thưởng đối với người lao động phải tuân thủ các quy định của Nhà nước. Ngoài ra, nhân sự tính phí bảo hiểm, quản lý rủi ro, thẩm định bảo hiểm quá ít về số lượng và chưa có khả năng đảm nhiệm các công việc phức tạp, đòi hỏi chuyên môn sâu.

2.4.2.2. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin

Do khả năng tài chính hạn chế, nên việc đầu tư cho công nghệ thông tin của các DNBH phi nhân thọ trong nước, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Đối với một số doanh nghiệp lớn, việc đầu tư công nghệ thông tin dễ dàng hơn, nhưng lại không có đội ngũ nhân viên có đủ trình độ để vận hành và khai thác. Đối với các DNBH phi nhân thọ vừa và nhỏ, thì ngoài việc thiếu vốn

đầu tư cho công nghệ thông tin, còn thiếu cả đội ngũ nhân viên giỏi về công nghệ thông tin. Hầu hết việc ứng dụng công nghệ thông tin của các DNBH phi nhân thọ trong nước, mới chỉ dừng lại ở khâu quản lý lương nhân viên, quản lý danh mục hồ sơ khách hàng, một số ít ứng dụng quản lý hợp đồng, ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại kết nối với các ngân hàng, thực hiện giao dịch trực tuyến chưa thể triển khai. Ngoài ra, các ứng dụng tin học còn bỏ ngỏ như tính phí bảo hiểm, trích lập dự phòng nghiệp vụ, quản lý đại lý... Hiện nay, chưa có doanh nghiệp trong nước nào đầu tư được hệ thống phần mềm chuyên biệt, phục vụ cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp mình. Ngược lại các DNBH phi nhân thọ nước ngoài tuy được thành lập sau, nhưng lại rất thành công trong việc ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin. Đây là một điểm yếu của các DNBH phi nhân thọ trong nước khi phải cạnh tranh với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài.

2.4.2.3. Tiềm lực tài chính hạn chế của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước

Vốn chủ sở hữu của các DNBH phi nhân thọ trong nước năm 2006 đạt 3.320 tỷ đồng-tương đương khoảng 210 triệu USD. So với một DNBH phi nhân thọ nước ngoài có vốn lên đến chục tỷ USD, thì vốn của tất cả các DNBH phi nhân thọ trong nước là rất hạn chế, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quyết định nhận trách nhiệm bảo hiểm bao nhiêu, nhận những loại rủi ro nào, mức giữ lại sau khi đã tái bảo hiểm. Do năng lực tài chính hạn chế, các DNBH phi nhân thọ VN không có khả năng cạnh tranh với các DNBH nước ngoài cho những nghiệp vụ có trách nhiệm tài sản lớn, hoặc trách nhiệm dân sự lớn. Trong trường hợp các DNBH phi nhân thọ VN nhận bảo hiểm, thì cũng phải nhượng tái lại cho các DNBH nước ngoài. Những hạn chế về năng lực tài chính, dẫn đến các DNBH phi nhân thọ VN đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh và trở nên yếu thế cạnh tranh ngay ở thị trường trong nước.

2.4.2.4. Hoạt động cạnh tranh không lành mạnh

Các doanh nghiệp trong nước thường sử dụng mối quan hệ quen biết để ký kết các hợp đồng bảo hiểm lớn, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Các DNBH phi

nhân thọ trong nước có ưu thế hiểu biết về văn hoá, linh hoạt trong quan hệ do đó giành được lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Mối quan hệ cũng có thể được coi là một lợi thế cạnh tranh, nhưng nếu quan hệ không đi đôi với chất lượng dịch vụ và lợi dụng quan hệ để tham nhũng, thì lại trở thành một biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, về lâu dài, nếu các DNBH phi nhân thọ chỉ dựa vào thế mạnh quan hệ thì rất có thể sẽ phải đối mặt với hai khả năng rủi ro:

(i) mất thị trường vì mất các quan hệ cá nhân hoặc;

(ii) vi phạm pháp luật vì các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh.

2.4.2.5. Nguồn nhân lực mới chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành bảo hiểm ở mức trung bình

Sau khi Nghị định 100/1993/NĐ-CP ra đời, TTBH VN chính thức hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường, tuy nhiên, trong cả giai đoạn 1993-1999 chỉ có các DNBH phi nhân thọ ở VN hoạt động. Thị trường ở giai đoạn này mới chỉ có một doanh nghiệp liên doanh được cấp phép hoạt động. Do tính chất dự báo của ngành giáo dục VN không cao, không có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao dài hạn cho quá trình phát triển kinh tế, thu hút vốn ĐTNN, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nên nguồn nhân lực cho lĩnh vực bảo hiểm của VN chỉ ở mức độ trung bình.

Đồng thời, tính chất chuyên môn hoá trong các ngành của VN rất thấp, không có sự liên kết giữa đào tạo và thị trường, dẫn đến kết quả đào tạo của ngành giáo dục không đáp ứng được yêu cầu của TTBH. Mặt khác, công tác giáo dục đào tạo của VN mang nặng tính lý thuyết, ít thực hành trên thực tế, việc đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm chỉ được thực hiện tại các trường đại học, do đó sinh viên ra trường nhìn chung không thể sử dụng được ngay kiến thức của mình vào thực tiễn công việc. Thêm vào đó, các DNBH phi nhân thọ VN chưa có đủ khả năng tài chính để có thể đầu tư dài hạn cho các cán bộ của mình. Phần lớn cán bộ bảo hiểm tại các DNBH phi nhân thọ VN đều vừa học, vừa làm, do đó nhiều khi làm theo thói quen, làm theo kinh nghiệm tích luỹ được từ các lĩnh vực khác, hay các va

chạm thực tế tương tự. Tình trạng thiếu đào tạo bài bản về nghiệp vụ, dẫn đến việc xử lý tình công việc của cán bộ bảo hiểm chỉ mang tính sự vụ, không tự xử lý được các nghiệp vụ khó và xử lý một cách bài bản. Để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn cao, đa số các DNBH phi nhân thọ trong nước đều tìm cách học và làm theo các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, ở những việc như thiết kế sản phẩm, định phí bảo hiểm... Những biện pháp này chỉ có thể giúp cho các doanh nghiệp tồn tại, mà không thể tạo năng lực cạnh tranh cho các DNBH phi nhân thọ trong nước.

2.4.2.6. Hạn chế về khả năng thống kê, lưu trữ

Hoạt động dựa trên nguyên tắc số lớn, ngành bảo hiểm sẽ không thể phát triển bền vững nếu thiếu sự hậu thuẫn của số liệu thống kê. Để có thể thu thập, lưu trữ được kho dữ liệu phục vụ cho toàn ngành, cần có sự nỗ lực và kết hợp nỗ lực của mọi thành phần, mọi cấp, không chỉ các cơ quan thống kê, mà cả các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan lập pháp. Các DNBH phi nhân thọ lớn sẽ không mặn mà với việc chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, việc thu thập, lưu trữ, chia sẻ số liệu không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Bởi vì, số liệu thống kê cũng là một trong những yếu tố quan trọng, trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Việc sử dụng các quy định pháp luật và các biện pháp hành chính, nhằm buộc mọi doanh nghiệp chia sẻ số liệu thống kê, sẽ gây ảnh hưởng tới tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Tóm lại, trong quá trình hội vào nền kinh tế thế giới, sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các DNBH phi nhân thọ VN: cơ cấu thị trường thay đổi, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, sản phẩm trên thị trường ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng ngày càng được nâng lên… Tuy nhiên, các DNBH phi nhân thọ trong nước sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn - đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các DNBH phi nhân thọ trong nước và với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Nếu muốn tồn tại và vượt qua thách thức để phát triển ổn định bền

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)