Khả năng định phí bảo hiểm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 55 - 58)

7. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý bảo

2.3.5. Khả năng định phí bảo hiểm

Hiện nay, các DNBH phi nhân thọ VN chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu thống kê đủ mạnh để phục vụ công tác định phí bảo hiểm. Hệ thống số liệu thống kê của các DNBH phi nhân thọ trong nước, mới dừng lại ở dữ liệu tài chính như:

tổng phí bảo hiểm, tổng thanh toán bồi thường được tập hợp cho từng năm, từng địa bàn hay loại hình bảo hiểm.

Theo đánh giá của các chuyên gia bảo hiểm, hệ thống dữ liệu đơn điệu của các DNBH phi nhân thọ trong nước, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường và tính chất cạnh tranh ngày càng cao của môi trường toàn cầu hoá.

Ví dụ: đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thì hệ thống dữ liệu phải thu thập đầy đủ các dữ liệu về tần số và mức độ các vụ tai nạn phân theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, loại xe… Từ những số liệu thống kê trên, các chuyên gia định phí sẽ xây dựng biểu phí cho từng loại khách hàng. Mỗi loại khách hàng sẽ phải đóng một khoản phí bảo hiểm tương ứng với các số liệu thống kê đã được lưu trữ. Lái xe càng ẩu thì phải chịu mức phí bảo hiểm càng cao. Cách định phí bảo hiểm dựa trên số liệu thống kê để phân loại các khách hàng theo mức độ rủi ro, sẽ khuyến khích khách hàng áp dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.

Nguyên tắc kinh doanh bảo hiểm dựa trên xác suất theo nguyên tắc số lớn các rủi ro tương đồng. Các DNBH phi nhân thọ lớn có điều kiện để xây dựng dữ liệu khách hàng lớn, từ đó có thể đưa ra các thống kê đủ sức tin cậy. Đây là lợi thế cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ nước ngoài, bởi vì những doanh nghiệp này vừa nắm vốn, nắm công nghệ và có hệ thống quản lý, thu thập và phân tích dữ liệu hiện đại trên toàn thế giới. Hầu hết các DNBH phi nhân thọ nước ngoài đều giữ những bí mật về hệ thống dữ liệu và không cung cấp cho đối thủ cạnh tranh. Các DNBH phi nhân thọ trong nước thường thiếu kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập các dữ liệu và xử lý dữ liệu thu thập được để đưa ra cách định phí chính xác.

Trong những năm vừa qua, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều dự án đào tạo các chuyên gia định phí bảo hiểm cho TTBH. Đây là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì, các chuyên gia định phí bảo hiểm là nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp, quyết định sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiệp vụ định phí bảo hiểm là nghiệp vụ hết sức phức tạp, liên quan nhiều đến toán xác suất thống kê. Do đó, đòi

hỏi các doanh nghiệp phải có hệ thống dữ liệu thu thập qua rất nhiều năm. Số năm thu thập càng nhiều thì tính toán càng chính xác.

Trong khi đó, hoạt động của các DNBH phi nhân thọ nước ngoài mang tính chuyên nghiệp cao. Các DNBH phi nhân thọ nước ngoài thực hiện thu thập số liệu thống kê từ khi bắt đầu bán sản phẩm bảo hiểm, cho đến khi chi trả tiền bồi thường. Ngược lại, các DNBH phi nhân thọ trong nước, không coi trọng thống kê dữ liệu và không coi trọng việc lưu trữ số liệu như là một bí mật kinh doanh.

Việc bồi thường tổn thất bảo hiểm phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, việc bồi thường tổn thất cũng phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro của DNBH phi nhân thọ. Qua nghiên cứu số liệu thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, các DNBH phi nhân thọ trong nước, đặc biệt các DNBH phi nhân thọ nhỏ luôn có tỉ lệ bồi thường bảo hiểm cao hơn nhiều so với các DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Ngoài ra, tỷ lệ bồi thường không ổn định của các DNBH phi nhân thọ nhỏ, đã phản ánh sự thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực quản lý rủi ro và định phí bảo hiểm.

Bảng 2.10: So sánh bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ

Đơn vị: tỷ đồng

STT Tên Công ty

Bồi thƣờng/trả tiền bảo hiểm

Năm 2005 2006 (ƣớc) Bảo hiểm phi nhân thọ 2,168.1 2,482.3

Trong nước 2,110.9 2,429.6

1. Công ty Bảo Việt 952.0 1,052.7

2. Công ty Bảo Minh 498.9 650.2

3. Công ty PJICO 378.7 338.8

4. Công ty PVI 144.4 158.9

5. Công ty PTI 60.5 107.0

6. Công ty Bảo Long 54.8 68.3

8. Công ty AAA 0.5 7.1 9. Công ty GIC 0.2 10. Công ty BIC 4.9 11.2 11. Công ty Agrinco - - 12. Công ty Bảo Tín - - Có vốn ĐTNN 57.2 52.7 13. Công ty UIC 12.5 15.9 14. Công ty VIA 23.6 25.7 15. Công ty IAI 1.5 4.1

16. Công ty Samsung Vina 10.5 3.1

17. Công ty Groupama VN 0.1 0.6

18. Công ty QBE (VN) 9.0 3.4

19. Công ty AIG (VN) - -

20. Công ty Liberty - -

21. Công ty TNHH bảo hiểm ACE - -

Nguồn: Thị trường bảo hiểm VN 2006, NXb Tài chính, H. 2007

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 55 - 58)