Về liều l−ợng thuốc

Một phần của tài liệu so sánh tác dụng gây tê ngoài màng cứng bằng kết hợp bupivacain với tramadol hoặc morphin trong mổ chi dưới ở người lớn (Trang 78 - 79)

-Trong hàng loạt nghiên cứu về liều l−ợng tramadol phối hợp tramadol ng−ời ta thấy rằng tác dụng vô cảm giảm đau và tác dụng phụ tùy thuộc vào liều l−ợng tramadol. Carilo và cộng sự năm 1992 [88] nghiên cứu mù đôi ở 100 bệnh nhân sau mổ chỉnh hình, chia ngẫu nhiên hai nhóm:

- Nhóm 1 nhận 50 mg tramadol/lần tiêm tĩnh mạch. - Nhóm 2 nhận 100 mg tramadol/lần tiêm tĩnh mạch.

Kết quả cho thấy: nhóm II có tỉ lệ bệnh nhân đạt giảm đau lớn hơn nhóm I (86% so với 75% ) .

-Nghiên cứu mù đôi của Vicker và cộng sự năm (1992) [82] ở 30 bệnh nhân sau mổ phụ khoa, chia 2 nhóm ngẫu nhiên ( nhóm tramadol và pethidin) với ph−ơng pháp giảm đau PCA.

Kết quả: điểm đau tính theo thang VAS ở cả 2 nhóm là nh− nhau, trong đó nhóm tramadol dùng hết 642±190 mg/ 24 giờ, nhóm pethidin dùng hết 606 ±172 mg/ 25 giờ.

Mc Glade DP [62] sử dụng liều 100 mg bupivacain gây tê NMC cho 32 bệnh nhân để phẫu thuật chi d−ới chỉ có 1 bệnh nhân thất bại do kỹ thuật.

Do hiện nay ở Việt nam ch−a có nghiên cứu nào về sử dụng tramadol trong gây tê NMC nên trong nghiên cứu này b−ớc đầu chúng tôi sử dụng liều 1 mg/kg bupivacain 0,5% cho các bệnh nhân và liều cao nhất không quá 75 mg cho mỗi bệnh nhân.

Phối hợp với tramadol là 50 mg cho ng−ời Việt nam với cân nặng trung bình khoảng 50kg cho bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu để đánh giá tác dụng vô cảm trong mổ và giảm đau sau mổ, các tác dụng không mong muốn của việc phối hợp thuốc này, chúng tôi so sánh với việc phối hợp 500 mcg morphin với 1 mg/kg bupivacain cho bệnh nhân ở nhóm I là nhóm chứng. Với liều l−ợng bupivacain không cao nh− vậy có thể sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá tác dụng phối hợp của các thuốc.

Một phần của tài liệu so sánh tác dụng gây tê ngoài màng cứng bằng kết hợp bupivacain với tramadol hoặc morphin trong mổ chi dưới ở người lớn (Trang 78 - 79)