Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn

Một phần của tài liệu truong mn 2016 2017 (Trang 32 - 33)

I. Mục đích yêu cầu 1 Kiến thức

3. Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn

- Hỏi trẻ tên bài thơ? - Bài thơ do ai sáng tác? - Bài thơ nói về cái gì?

- Nhờ đâu mà sân nhà em lại sáng như vậy? => Vào những ngày giữa tháng nếu như trời không mưa thì sân nhà ai cũng sáng vì nhờ có ánh trăng chiếu xuống, và nhất là ngày tết trung thu. Trích đoạn:

“ Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời.” - Trăng tròn như thế nào?

- Các con đã nhìn thấy trăng chưa? - Trăng có rơi được không?

- Những hôm nào trăng khuyết trông như thế nào? => Các con ạ: Trăng rất đẹp tròn như cái đĩa lơ lửng trên bầu trời mà không bao giờ rơi được. Những hôm nào trăng khuyết trông trăng vẫn đẹp như những con thuyền trôi.

Trích đoạn:

“ Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi

Những hôm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi” - Cô giải thích từ trăng khuyết.

- Trăng và bạn nhỏ như thế nào với nhau? => Hai câu cuối nói về tình cảm của trăng với bạn nhỏ và bạn nhỏ với trăng. Em bé đi đâu trăng cũng theo bước như muốn cùng đi chơi.

Trích đoạn:

“ Em đi trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi.”

Cô giáo dục trẻ yêu quý gần gũi với thiên nhiên có ý thức giữ gìn thiên nhiên luôn tươi đẹp.

- Trẻ lắng nghe - Vâng ạ.

- Lắng nghe

- Bài “Trăng sáng” - Trẻ trả lời.

- Về vẻ đẹp của đêm trăng - Nhờ ánh trăng.

- Trẻ lắng nghe - Như cái đĩa. - Trẻ trả lời - Không ạ.

- Con thuyền trôi.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ 5 tuổi trả lời.

Phần III : Bé cùng trổ tài 4. Hoạt động 4: Trẻ đọc thơ

- Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô 1- 2 lần

- Cho trẻ đọc thơ theo đội thi đua nhau đọc. - Trẻ đọc thơ theo nhóm.

- Trẻ đọc thơ cá nhân.

- Cô chú ý sửa sai động viên khuyến khích trẻ đọc thơ.

- Hỏi trẻ tên bài thơ? - Tên tác giả?

Một phần của tài liệu truong mn 2016 2017 (Trang 32 - 33)