- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước lớn hơn, đồ dùng đồ chơi nhóm 1 2 đặt xung quanh lớp.
3. Hoạt động 3: Trọng động Phần 3: Đồng diễn.
Phần 3: Đồng diễn.
Phần 3 của hội thi yêu cầu các bé cùng tập bài tập phát triển chung thật đều và đẹp cùng cô.
- Động tác tay 2: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.
- Động tác chân 2: Ngồi khuỵu gối.
- Động tác bụng 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước.
- Động tác bật 2: Bật tách chân, khép chân. Các bé đã vượt qua phần thi thứ 3 rồi. Cô thưởng cho lớp mình một tràng pháo tay nào. Và bây giờ tất cả các bé cùng bước vào phần thi thứ 4, phần thi vô cùng khó khăn yêu cầu các bé phải trổ hết tài năng của mình.
Phần 4. Bé tài năng.
- Cô giới thiệu phần thi với vận động “Bật qua vật cản 15- 20cm”
- Cô tập mẫu: 2 lần.
+ Lần 1: Tập mẫu không phân tích động tác. + Lần 2: Tập mẫu kết hợp phân tích động tác.
TTCB: Đứng tự nhiên trước vạch chuẩn bị, tay thả xuôi, tạo đà để chuẩn bị nhún bật. TH: Nhún chân, đạp đất mạnh bằng nửa bàn chân trên về phía trước để bật qua vật cản. - Gọi 2 trẻ khá lên tập mẫu.
- Cô quan sát, sửa sai, động viên trẻ. - Trẻ thực hiện:
+ Cô cho cả lớp thực hiện 2-3 lần.
+ Trẻ tập thành thạo cô cho trẻ thực hiện thi đua: Những chú ếch tài giỏi.
- Trẻ thực hiện theo cô.
- Trẻ nghe - Trẻ thực hiện 3 lần x 8 nhịp - Trẻ thực hiện 3 lần x 8 nhịp - Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp - Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp - Trẻ nghe - Trẻ quan sát - Trẻ nghe và quan sát - Trẻ lắng nghe và quan sát - Trẻ tập. - Trẻ thực hiện. - Trẻ thi đua
- Hỏi lại tên bài tập?
- Cô nhận xét chúc mừng các bé đã hoàn thành tốt phần thi.
* Trò chơi : Tạo dáng
- Phần thi bé tài năng các bé sẽ được chơi trò chơi “ tạo dáng” của chương trình.
- Cô nói luật chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2 lần
- Hỏi tên trò chơi?
- Thế là tất cả các bé đã hoàn thành xuất sắc các phần thi của hội thi. Tất cả các bé đều xứng đáng là những bé tài năng và khéo léo nhất.
- Cô trao quà cho trẻ.
4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi 2-3 vòng quanh sân chào tạm biệt hội thi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi - Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: BẦU TRỜITRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: THI ĐI NHANH TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: THI ĐI NHANH
CHƠI TỰ DO : BÓNG, ĐẤT NẶN, LÁI. Mục đích yêu cầu I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- 4 tuổi: Trẻ biết quan sát và nhận xét về đặc điểm của bầu trời. Trẻ biết chơi trò chơi.
- 5 tuổi: Trẻ biết quan sát và nhận xét về đặc điểm rõ nét của bầu trời ngày hôm nay. Trẻ biết chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ, phát triển vốn từ, trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, phát triển vốn từ, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết ra ngoài trời nắng, mưa phải đội mũ nón. Biết đoàn kết khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát rộng rãi thoáng mát. - 4- 5 quả bóng, đất nặn, lá.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động1: Trò chuyện
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề. - Sau đó chốt lại các ý của trẻ và đưa trẻ tới địa điểm quan sát.
2. Hoạt động 2:Quan sát: Bầu trời
Nhìn xem. Nhìn xem
- Các con hãy nhìn xem bầu trời hôm nay như thế nào?
- Trên trời có gì nhỉ?
- Ông mặt trời tỏa ánh nắng màu gì? - Nhìn lên ông mặt trời như thế nào nhỉ? - Còn những đám mây kia có màu gì? - Thỉnh thoảng còn có gì man mát nhỉ? - Các con ạ. Bầu trời hôm nay rất đẹp, trời trong xanh, có những đám mây trắng trôi bồng bềnh giống như những con thuyền, phía xa là ông mặt trời đang toả nắng làm cho cây cối đua nhau khoe sắc và thỉnh thoảng còn có làn gió nhẹ thoảng qua nữa. - Được ngắm bầu trời đẹp như thế này các con có thích không?
- Để cho bầu trời luôn được trong xanh thì phải làm gì?
- À chúng mình phải trồng nhiều cây xanh, phải giữ vệ sinh môi trường, không được vứt rác bừa bãi các con nhớ chưa?
- Khi trời nắng to thì đi học chúng mình phải làm gì?
- Còn khi trời mưa thì chúng mình phải làm gì?
- Khi trời nắng thì chúng mình phải đội mũ nón còn khi trời mưa thì chúng mình phải mang ô và mang áo mưa các con nhớ chưa. - Củng cố, nhận xét qua hoạt động.