Sau khi lựa chọn được mô hình phù hợp nhất, tác giả sẽ dùng kiểm định
Breusch and Pagan Lagrangian (đối với mô hình R EM) để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi. Sau đó tác giả dùng kiểm định Wooddridge để kiểm tra hiện tượng từ tương quan. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan của mô hình (nếu có) phương pháp hồi quy bình phương bé nhất tổng quát
49
GLS (Generalized Least Squares) sẽ được sử dụng để ước lượng hồi quy mô hình.
Kết quả có được như sau:
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi và sự tự tương quan
Mô hình Kiểm tra phương sai thay đổi Kiểm tra tự tương quan
1
Prob = 0.0000< 0.05 Prob = 0.0060< 0.05
Kết quả: Phương sai thay đổi Kết quả: Dữ liệu bị tự tương quan
2
Prob = 0.0000 < 0.05 Prob = 0.0004 < 0.05
Kết quả: Phương sai thay đổi Kết quả: Dữ liệu bị tự tương quan
( Nguồn tính toán từ chương trình Stata 11.1 của tác giả được trình bày tại Phụ lục 4.5)
Ta thấy ở bảng 4.5 dữ liệu ở cả mô hình 1 và mô hình 2 có phương sai thay đổi, bị tự tương quan nên ta phải dùng phương pháp GLS (Generalized Least
Squares) để cho ra kết quả mô hình hồi quy nghiên cứu. Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS như sau:
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS Mô
hình Tên biến Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị t Giá trị p
1 DPR 0.0005613 0.0001323 4.24 0.000 DY -0.0268182 0.0028352 -9.46 0.000 Hằng số 0.0053312 0.000209 25.51 0.000 Prob 0.0000 2 DPR 0.0005308 0.0001334 3.98 0.000 DY -0.0229951 0.0028633 -8.03 0.000 EV 0.0022109 0.0021946 1.01 0.314 SZ -0.0006241 0.0000921 -6.78 0.000 GROWTH 0.0006087 0.0001441 4.22 0.000 EPS -1.75e-07 4.84e-08 -3.61 0.000 LEV 0.000398 0.0001235 3.22 0.001
Hằng số 0.0221607 0.002456 9.02 0.000
Prob 0.0000
( Nguồn tính toán từ chương trình Stata 11.1 của tác giả được trình bày tại Phụ lục 4.6)
50
4.3.2.1. Kiểm định giả thuyết thứ 1
Giả thuyết H1 dự đoán rằng tỷ suất cổ tức (DY) có tác động ngược chiều đến biến động giá chứng khoán (PV). Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy rằng (DY) ở mô hình 1 có hệ số hồi quy âm (-0.0268182) với mức ý nghĩa 1%và mô hình 2 có hệ số hồi quy âm (-0.0229951) với ý nghĩa 1%. Như vậy kết quả kiểm định cho thấy tỷ suất cổ tức có tác động ngược chiều với biến động giá chứng khoán. Điều này phụ hợp với kết quả của các nhà nghiên cứu Hussainey & công sự (2011), Irandoost & cộng sự (2011), Kenyoru, N. D và cộng sự (2013), O. J. ILABOYA1 và M.
AGGREH (2013) Đặc biệt kết quả này cũng phù hợp với mô hình củaZakaria và
cộng sự (2012)- nghiên cứu mà tác giả lấy làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu của mình. Như vậy ta chấp nhận giả thuyết H1
4.3.2.2. Kiểm định giả thuyết thứ 2
Giả thuyết H2 dự đoán rằng tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) tác động cùng chiều với biến động giá chứng khoán (PV) và kết quả hồi quy mô hình 1 cho thấy (DPR)
có hệ số hồi quy dương 0.0005613với mức ý nghĩa 1% và mô hình 2 là 0.0005308
với mức ý nghĩa mạnh 1%. Như vậy ta kết luận rằng tỷ lệ chi trả cổ tức có tác động cùng chiều đến biến động giá chứng khoán. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nhà nghiên cứu Okafor & cộng sự (2011) và của Zakaria và cộng sự (2012).
Tuy nhiên các tác giả Jecheche, P. (2012), Ramadan, I. Z. (2013), Kenyoru, N. D và cộng sự (2013) lại cho rằng DPR có tác động ngược chiều với biến động giá chứng
khoán. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.
4.3.2.3. Kiểm định giả thuyết thứ 3
Giả thuyết H3 dự đoán rằng tốc độc tăng trưởng (GROWTH) tác động cùng chiều với biến động giá chứng khoán (PV). Kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cũng cho thấy rằng hệ số hồi quy của biến GROWTH là 0.0006087 vàvcó ý nghĩa thống
kê mạnh 1%. Ý nghĩa của kết quả này cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có ảnh hưởng cùng chiều đến biến động giá chứng khoán. Kết quả này cũng phụ hợp với nghiên cứu của Habib và cộng sự (2012). Riêng tác giả Zakaria và công sự (2012) lại cho rằng GROWTH lại không có ý nghĩa thống kê trong biến động giá chứng khoán. Như vậy ta chấp nhận giả thuyết H3
51
4.3.2.4. Kiểm định giả thuyết thứ 4
Giả thuyết H4 dự đoán rằng quy mô doanh nghiệp (SZ) tác động ngược chiều đến biến động giá chứng khoán (PV). Kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cho thấy rằng hệ số hồi quy của biến SIZE âm (-0.0006241) với mức ý nghĩa 1%. Do đó quy mô doanh nghiệp tác động ngược chiều với biến động giá chứng khoán. Hay nói cách khác nếu doanh nghiệp tăng quy mô thì giá chứng khoán ít biến động hơn và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của các nhà nghiên cứu trước như: Okafor & cộng sự (2011), O. J. ILABOYA1 và M. AGGREH (2013),
Ramadan, I. Z. (2013), Profilet, K. A., & Bacon, F. W. (2013). Tuy nhiên tác giả Zakaria và cộng sự (2012) lại có kết quả là quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều với biến động giá chứng khoán. Vậy ta chấp nhận giả thuyết H4
4.3.2.5. Kiểm định giả thuyết thứ 5
Biến của giả thuyết H5 này là thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS). Đây là biến mà tác giả luận văn đưa thêm vào mô hình nghiên cứu của mình trong khi tác giả Zakaria và cộng sự (2012) không đề cập đến Giả thuyết H5 dự đoán rằng thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) tác động ngược chiều đến biến động giá chứng khoán
(P_VOL). Và kết quả nghiên cứu ở bảng 4.7 cho thấy rằng hệ số hồi quy của biến
này âm (-1.75e-07) với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng nếu thu nhập mỗi cổ phiếu tăng lên thì biến động giá chứng khoán giảm và ngược lại. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước của Saqid và cộng sự (2013), ThS Phùng Tất Hữu
(2015). Như vậy ta chấp nhận giả thuyết H5
4.3.2.6. Kiểm định giả thuyết thứ 6
Giả thuyết H6 dự đoán rằng biến động thu nhập (EV) có tác động cùng chiều đến biến động giá chứng khoán (PV). Kết quả hồi quy cho thấy rằng biến động thu nhập cũng có mối quan hệ cùng chiều với biến động giá chứng khoán nhưng lại không có ý nghĩa thống kê (hệ số hồi quy 0.0022109 và giá trị p là 0.314–
tức ý nghĩa 31,4%). Tuy nhiên có nhóm tác giả như Hussainey & công sự (2011), Okafor & cộng sự (2011), Allen và Rachim (1996), Nazir và cộng sự (2010) lại cho kết quả nghiên cứu rằng EV có tác động cùng chiều đến biến động giá chứng khoán. Còn nhóm các tác giả như Habib và cộng sự (2012), Zakaria và cộng sự (2012) lại
52
cho rằng EV không có tác động đến biến động giá chứng khoán.Như vậy ta bác bỏ giả thuyết H6
4.3.2.7. Kiểm định giả thuyết thứ 7
Biến nghiên cứu của giả thuyết này là đòn bẩy tài chính (LEV). Giả thuyết này dự đoán rằng đòn bẩy tài chính (LEV) có tác động cùng chiều đến biến động giá chứng khoán (P_VOL). Kết quả nghiên cứu có hệ số hồi quy là dương 0.000398
với mức ý nghĩa 1%. Như vậy nếu doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì biến động giá chứng khoán càng nhiều. Như vậy kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước như: Allen và Rachim (1996), Jecheche, P. (2012), Zakaria và cộng sự
(2012), O. J. ILABOYA1 và M. AGGREH (2013). Vậy ta chấp nhận giả thuyết H7