Dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả so sánh với đặc điểm của thị trường chứng khoán Tp. HCM, thu thập các số liệu được công bố trong các báo cáo tài chính và báo cáo quản trịcủa các công ty phi tài chính từ năm 2008 đến 2014. Cuối
cùng tác giả dựa trên nghiên cứu mô hình Zakaria và cộng sự (2012) tại thị trường chứng khoán Malaysia chọn làm mô hình nghiên cứu cho đề tài của mình. Tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu của Zakaria và cộng sự (2012) vì các lý do sau:
- Dữ liệu thu thập của tác giả Zakaria và cộng sự là kiểu dữ liệu bảng (Panel data analysis) phù hợp với bộ dữ liệu mà tác giả luận văn thu thập và xử lý.
41
- Thị trường chứng khoán Malaysia nằm ở khu vực Đông Nam Á, là thị trường chứng khoán còn mới mẻ(thành lập năm 1964) – có tuổi đời hơn thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ 32 tuổi. Tác giả Zakiara đã thu thập dữ liệu từ năm 2005 đến
2010 để phản ánh rõ mức độ ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá chứng khoán. Sự tương quan về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế nên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008-2009 nên tác giả chọn mô hình nghiên cứu của Zakiara để phản ảnh sâu sắc mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động giá chứng khoán như thế
nào.
Tuy nhiên, tác giả Sadiq và cộng sự (2013) và tác giả Phùng Tất Bửu (2015) có
xem xét mối quan hệ giữa thu nhập mỗi cổ phiếu và biến động giá chứng khoán trong khi tác giả Zakaria và cộng sự (2012) lại bỏ qua mối quan hệ này. Thêm vào
đó trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam chỉ số EPS là một chỉ số thường gặp trên các bảng tổng hợp thị trường và báo cáo tài chính của các công ty. Nó cũng là một chỉ báo hết sức quan trọng biểu thị mức độ hiệu quả trong hoạt động của công ty và khả năng sinh lời của cổ phiếu. Nhà đầu tư thường xuyên phân tích chỉ số này khi quyết định đầu tư. Hiểu đúng và ứng dụng chỉ số này sẽ giúp các nhà đầu tư lựa chọn đúng công ty qua đó tăng hiệu quả trong hoạt động đầu tư. Do đó chỉ số EPS có tác động đến biến động giá cổ phiếu ở các công ty niêm yết. Vì thế tác giả có đưa biến thu nhập mỗi cổ phiếu EPS vào mô hình nghiên cứu của mình. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu củađề tài như sau:
PV=α+βR1RDPR+ βR2RDY+ Ԑ (1)
PV=α+βR1RDPR+ βR2RDY+ βR3RGROWTH+ βR4RSZ + βR5RLEV + βR6REV + βR7REPS + Ԑ (2)