Phương pháp đo lường các biến

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 53)

Trong bài nghiên cứu này, biến động giá cổ phiếu được dùng là biến phụ thuộc; tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức là các biến độc lập. Vấn đề đặt ra là có thể có một số yếu tố ảnh hưởng đến cả chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu. Để hạn chế vấn đề này, các biến kiểm soát được đưa vào phân tích. Các biến kiểm soát bao gồm quy mô công ty, biến động thu nhập, đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng

42

trưởng, quy mô công ty và thu nhập trên mỗi cổ phiếu là các biến kiểm soát. Phương pháp đo lường các biến được cụ thể hóa như sau:

3.5.1.1. Biến biến động giá cổ phiếu (PV)

Biến động giá cổ phiếu (PV) là biến phụ thuộc trong nghiên cứu này. Để tính toán biến động giá cổ phiếu cho từng năm, trước hết, lấy chênh lệch giữa giá cổ phiếu cao nhất và giá cổ phiếu thấp nhất từng năm chia cho bình phương của trung bình giá cao nhất và thấp nhất đối với từng năm. Kết quả thu được sẽ khai căn bậc 2. Công thức để tính toán sự biến động giá cổ phiếu từng năm như sau:

2 2       + − = LP HP LP HP PV Trong đó,

HP: Giá cao nhất trong năm LP: Giá thấp nhất trong năm

Dữ liệu giá cổ phiếu cao nhất, giá cổ phiếu thấp nhất trong từng năm được lấy từ website cophieu68 và vietstock.

3.5.1.2. Biến tỷ suất cổ tức (DPR)

Tỷ suất cổ tức (DPR) là một trong hai biến độc lập chính của nghiên cứu này. Để tính toán biến này, lấy tổng cổ tức bằng tiền chi trả cho các cổ đông thường trong năm chia cho giá trị thị trường của cổ phiếu vào thời điểm cuối năm. Công thức để tính toán biến này như sau:

Tỷ suất cổ tức =

Cổ tức được chia bằng tiền

Giá trị thị trường của cổ phiếu trong năm

Tổng cổ tức bằng tiền chi trả cho cổ đông thường trong năm được tính bằng cách lấy cổ tức mỗi cổ phần nhân với số lượng cổ phần đang lưu hành của

công ty trong năm đó.

Giá trị thị trường của công ty vào cuối năm được tính bằng cách lấy giá mỗi cổ phần vào cuối năm nhân với số lượng cổ phần đang lưu hành của công ty vào cuối năm đó.

43

Ta có thể rút gọn số lượng cổ phần đang lưu hành, DPR được tính bằng cách lấy cổ tức mỗi cổ phần chia cho giá mỗi cổ phần vào cuối năm đó.

Dữ liệu cổ tức, giá cổ phiếu, số lượng cổ phiếu trong từng năm được lấy từ

website cophieu68 và vietstock. 3.5.1.3. Biến tỷ lệ chi trả cổ tức (DY)

Tỷ lệ chi trả cổ tức (DY) cũng là biến độc lập chính của nghiên cứu này.Để tính toán biến này, lấy cổ tức được chia bằng tiền trên mỗi cổ phiếu chia cho thu

nhập mỗi cổ phiếuứng với năm đó. Biến này được tính toán dựa trên công thức: Tỷ lệ chi trả cổ tức =

Cổtức được chia bằng tiềntrên mỗi cổ phiếu Thu nhập mỗi cổ phiếu trong năm

Dữ liệu cổ tức được chia bằng tiền mặt trên mỗi cổ phiếu, thu nhập mỗi cổ phiếu trong từng năm được lấy từ website cophieu68 và vietstock.

3.5.1.4. Biến quy mô công ty (SZ)

Quy mô (SZ) là một trong các biến kiểm soát của nghiên cứu này. Để tính

toán biến này, ta tính loagarit của tổng tài sản trong năm của doanh nghiệp

3.5.1.5. Biến biến động thu nhập (EV)

Biến động thu nhập (EV) là một trong các biến kiểm soát của nghiên cứu này. Công thức để tính biến này như sau:

Biến động thu nhập =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tổng tài sản

Dữ liệu thu nhập trước thuế và lãi vay, tổng tài sản của công ty qua từng năm được lấy từ báo cáo tài chính của các công ty

3.5.1.6. Biến tốc độ tăng trưởng tài sản (GROWTH)

Biến tốc độ tăng trưởng tài sản (GROWTH) là biến kiểm soát cuối cùng của nghiên cứu này. Công thức tính biến này như sau:

Tốc độ tăng trưởng

tài sản =

(Giá trị sổ sách của tài sản - Giá trị sổ sách của vốn cổ phần + Giá thị trường của vốn cổ phần)

44

Các dữ liệu về giátrị sổ sách của tài sản, vốn cổ phần mỗi năm của công ty được lấy từ báo cáo tài chính của các công ty

3.5.1.7. Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS)

Thu nhập mỗi cổ phiếu được tính như sau:

EPS = Lợi nhuận sauthuế - Cổ tức CP ưu đãi

Số lượng cổ phần thường đang lưu hành

Dữ liệu lợi nhuận trước thuế, số lượng cổ phần thường đang lưu hành của công ty được lấy từ báo cáo tài chính của các công ty

3.5.1.8. Biến đòn bẩy tài chính (LEV)

Biến đòn bẩy tài chính (LEV) là một trong các biến kiểm soát của nghiên cứu này. Công thức để tính biến này như sau:

Biến đòn bẩy tài

chính

=

Tổng nợ Vốn cổ phần

Dữ liệu tổng nợ, vốn cổ phần mỗi năm của công ty được lấy từ báo cáo tài chính của các công ty

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)