Zakaria và cộng sự (2012) cho rằng có mối tương quan cao giữa đòn bẩy tài
chính và sự thay đổi giá cổ phiếu của công ty. Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì phải đối mặt với biến động giá cổ phiếu. Tuy nhiên cũng có tác giả cho rằng không có mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính và biến động giá cổ phiếu. Tổng hợp các quan điểm này như sau:
39
Bảng 3.6: Tổng hợp nghiên cứu về đòn bẩy tài chính tác động đến biến động giá chứng khoán
Nhóm quan điểm nghiên
cứu Tác giả Thị trường nghiên cứu
Đòn bẩy tài chínhcó mối quan hệ cùng chiều với
biến động giá chứng
khoán
Allen và Rachim (1996)
Thu thập số liệu của 173 công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán tại Úc,
trong giai đoạn từ năm 1972-1985
Jecheche, P. (2012)
Dữ liệu gồm 60 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Zimbabwe, tác giả thu thập dữ liệu
trong 11 năm từ năm 2001-2011
10B
O. J. ILABOYA1 và M. AGGREH (2013)
Tác giả lấy dữ liệu của 26 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Nigeria, nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 8 năm từ
năm 2004 đến 2011
Đòn bẩy tài chínhcó mối quan hệ ngược chiều với
biến động giá chứng
khoán
11B
Zakaria và cộng sự
(2012)
Dữ liệu thu thập ở các doanh nghiêp ngành xây dựng và vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán Malaysia
từ năm 2005 đến 2010 Nazir và cộng sự (2010)
Lấy dữ liệu của 73 công ty trên thị trường chứng khoán Karachi (Pakistan) giai đoạn 2003-2008 Profilet, K. A., & Bacon,
F. W. (2013)
thu thập dữ liệu của 599 công ty được niêm yết trên thi trường chứng khoán
Mỹ Đòn bẩy tài chính không
có mối quan hệ với biến động giá chứng khoán
Habib và cộng sự (2012 Thực hiện trên thị trường chứng
khoán Pakistan
Irandoost và cộng sự
(2013)
Nghiên cứu 65 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Tehran từ năm
2007 đến 2012
(Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước của tác giả)
Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu cho biến đòn bẩy tài chính như sau
Giả thuyết 7 (H7): Đòn bẩy tài chính (LEV) có mối quan hệ cùng chiều với biến động giá chứng khoán (PV)
40
Kỳ vọng về kết quả rằng tỷ suất cổ tức , tỷ lệ chi trả cổ tức và biến động thu nhập sẽ tỷ lệ nghịch với biến động giá cổ phiếu, tức khi có sự gia tăng trong tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức và biến động thu nhập sẽ làm giảm sự biến động giá cổ phiếu của công ty đó (mối tương quan âm). Ngược lại tác giả kỳ vọng tốc độ tăng trưởng, quy mô doanh nghiệp, thu nhập mỗi cổ phiếu và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều với biến động giá cổ phiếu. Tóm tắt kỳ vọng về mối tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ở bảng 3.7
Bảng 3.7: Kỳ vọng tương quan giữa các biến Giả
thuyết Phát biểu vọngKỳ
H1 Tỷ suất cổ tức (DY) & biến động giá chứng khoán (PV) (-)
H2 Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) & biến động giá chứng khoán (PV) (+)
H3 Tốc độc tăng trưởng (GROWTH) & biến động giá chứng khoán (PV) (+)
H4 Quy mô doanh nghiệp (SZ) & biến động giá chứng khoán (PV) (-)
H5 Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) & biến động giá chứng khoán (PV) (-)
H6 Biến động thu nhập (EV) & biến động giá chứng khoán (PV) (+)
H7 Đòn bẩy tài chính (LEV) & biến động giá chứng khoán (PV) (+)