Mục tiêu của bài viết là nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên biến động giá chứng khoán. Để thực hiện nghiên cứu này tác giả đã thu thập dữ liệu của 77 công ty hoạt động trong ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Jordan, dữ liệu được thu thập trong 12 năm từ năm 2000 đến năm 2011. Tác giả đã dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp kiểm định đa cộng tuyến và phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel data). Để
24
giải quyết mục tiêu nghiên cứu của bài viết, tác giả thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã được đặt ra. Bài viết thực hiện 4 mô hình nghiên cứu như sau:
PVRit R= α+ βR1RDYRitR+ βR2RDPRitR + ԐR itR (1) PVRit R= α+ βR1RDYRitR+ βR2RDPRitR+ βR3RSIZERitR+ βR4RGARitR + ԐR itR (2) PVRit R= α+ βR1RDYRitR+ βR2RSIZERitR+ βR3RGARitR + ԐR itR (3) PVRit R= α+ βR1RDPRitR+ βR2RSIZERitR+ βR3RGARitR + ԐR itR (4) Trong đó: i: là công ty thứ i (I = 1,77) t: là năm thứ t (t = 1,12)
PV: là biến động giá chứng khoán được tính toán như sau:
HP: Giá cao nhất trong năm LP: Giá thấp nhất trong năm
DY: là tỷ suất cổ tức được tính toán như sau:
DYRit R= CDSRitR/MVRitR
CDS: Cổ tức được chia bằng tiền mặt cho mỗi cổ phiếu trong năm MV: Giá đóng cửa của cổ phiếu ngày cuối hàng năm
DP: Tỷ lệ chi trả cổ tức
DPRit R= TCDRitR/NIRitR
TCD: Tổng cổ tức bằng tiền mặt chi trả trong năm
NI: Thu nhập của cổ đông, được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế TNDN
– cổ tức cổ phần ưu đãi hàng năm
SIZE: Quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng logarit củatổng tài sản GA: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, GA = (Tổng tài sản năm sau – Tổng tài sản năm trước)/ Tổng tài sản năm trước
Kết quả nghiên cứu:
- Mô hình 1: Kết quả hồi quy cho thấy chính sách cổ tức có tác động ngược chiều với biến động giá chứng khoán ở cả hai chỉ tiêu là tỷ suất cổ tức (DY) và tỷ lệ
2 2 + − = it it it it it LP HP LP HP PV
25
chi trả cổ tức (DP) với mức ý nghĩa lần lượt là (β = -2,697 và P_Value = 0,004) và
(β = -0,609 và P_Value = 0,048)
- Mô hình 2: Kết quả hồi quy cho thấy chính sách cổ tức có tác động ngược chiều với biến động giá chứng khoán, trong đó biến tỷ suất cổ tức (DY) có tác động rất mạnh với biến động giá chứng khoán (PV) ở mức ý nghĩa 1% cụ thể là (β = - 0,191 và P_Value = 0,002). Còn biến tỷ lệ chi trả cổ tức (DP) có tác động đến biến
động giá chứng khoán (PV) vẫn ở mức ý nghĩa 1% cụ thể là (β = -0,038 và P_Value = 0,008). Hai biến kiểm soát được đưa thêm vào mô hình lần lượt là quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GA) thì chỉ có biến SIZE mối quan hệ ngược chiều với biến động giá chứng khoán (PV) và có ý nghĩa
thống kê mức ý nghĩa 1% (β = -0,057 và P_Value = 0,031). Biến GA thì không có ý
nghĩa thống kê với biến động giá chứng khoán.
- Mô hình 3: Trong mô hình này chỉ xét biến chính sách cổ tức được đại diện bởi biến tỷ suất cổ tức là (DY), kết quả hồi quy cho thấy tỷ suất cổ tức có tác
động ngược chiều và rất mạnh với biến động giá chứng khoán (PV) tại mức ý nghĩa
thống kê 1% (β = -2,308 và P_Value = 0,009). Tương tự như mô hình 2, hai biến kiểm soát được đưa thêm vào mô hình lần lượt là quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GA) thì chỉ có biến SIZE mối quan hệngược chiều với biến động giá chứng khoán (PV) và có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa 1% (β = 0,048 và P_Value = 0,041). Biến GA thì không có ý nghĩa thống kê với biến động giá chứng khoán (PV).
- Mô hình 4: Trong mô hình này chỉ xét biến chính sách cổ tức được đại diện bởi biến tỷ lệ chi trả cổ tức là (DP), kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức
có tác động ngược chiều và tương đối mạnh với biến động giá chứng khoán (PV) tại mức ý nghĩa thống kê 5% (β = -1,037 và P_Value = 0,014). Tương tự như mô hai
hình 2 và 3, hai biến kiểm soát được đưa thêm vào mô hình lần lượt là quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GA) thì chỉ có biến SIZE mối quan hệ ngược chiều với biến động giá chứng khoán (PV) và có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa 5% (β = -0,534 và P_Value = 0,043). Biến GA thì không có ý nghĩa
26
Nhận xét nghiên cứu:
Đối với nghiên cứu này có ưu điểm là tác giả sử dụng cỡ mẫu tương đối lớn (77 công ty hoạt động trong ngành công nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Jordan, dữ liệu được thu thập trong 12 năm từ năm 2000 đến năm
2011) nên kết quả số liệu phản ánh tương đối chính xác giả thuyết nghiên cứu. Tuy nhiên các biến độc lập cũng có thểảnh hưởng đến biến động giá chứng khoán như
biến động thu nhập (Earnings Volatility) và thu nhập trên mối cổ phiếu (EPS)
không được tác giả đề cập đến nên làm giảm đi tính thuyết phục của mô hình nghiên cứu.