Tác giả thực hiện nghiên cứu tác động của chính sách cổ tức đến biến động giá chứng khoán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi, trong giai đoạn 2001-2011, một bộ mẫu dữ liệu gồm 35 doanh nghiệp phi
tài chính. Nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là biến động giá chứng khoán (Price Volatility). Các biến độc lập trong nghiên cứu được sử dụng như: tỷ lệ chi trả cổ tức
(Payout Ratio), quy mô doanh nghiệp (size), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (growth), Tỷ suất cổ tức(Dividend Yield) và thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS).
Tác giả đã xây dựng được 6mô hình nghiên cứu như sau:
P_VOL = βR0R+ βR1RP_OUT + βR2RD_YIELD + βR3RE_VOL + βR4RSIZE+
βR5RGROWTH+ βR6REPS + Ԑ (1)
22
- Biến động giá chứng khoán(Price Volatility): P_VOL= (giá chứng khoán cao nhất trong năm – giá chứng khoán thấp nhất trong năm)/[ (giá chứng khoán cao nhất trong năm +giá chứng khoán thấp nhất trong năm)/2] P
2
- Tỷ lệ chi trả cổ tức(Payout Ratio): P_OUT = Cổ tức được chia bằng tiền mặt/ Thu nhập mỗi cổ phiếu trong năm
- Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield): D_YIELD= Cổ tức được chia bằng tiền mặt/Giá thị trườngcủa cổ phiếu được tính trong năm
- Biến động thu nhập (Earnings Volatility): E_VOL = Lợi nhuận trước thuế trong giai đoạn nghiên cứu/Tổng tài sản hàng năm
- Quy mô doanh nghiệp (size): SIZE = Tổng tài sản trong năm của doanh nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (Growth in Assets): GROWTH = (Tổng tài sản năm trước – Tổng tài sản năm sau )/ Tổng tài sản năm trước
- Thu nhập mỗi cổ phiếu (Earnings per Share): EPS = Lợi nhuận trước thuế/Số lượng cổ phần thường đang lưu hành
Sau khi kiểm tra đa cộng tuyến trong mô hình (1) tác giả thấy rằng hai biến tỷ suất cổ tức (D_YIELD) và tỷ lệ chi trả cổ tức (P_OUT) bị đa cộng tuyến nghiên trọng 0,88. Nên tác giả đã loại biến tỷ lệ chi trả cổ tức (P_OUT) ra khỏi mô hình nghiên cứu. Dựa vào nghiên cứu trước, tác giả đã tách mô hình nghiên cứu (1) thành 5 mô hình nghiên cứu như sau:
P_VOL = βR0 R+ βR1RD_YIELD + Ԑ (2) P_VOL = βR0 R+ βR1RD_YIELD+ βR2RSIZE + Ԑ (3)
P_VOL = βR0 R+ βR1RD_YIELD+ βR3RGROWTH + Ԑ (4)
P_VOL = βR0 R+ βR1RD_YIELD + βR4REPS + Ԑ (5)
P_VOL = βR0 R+ βR1RD_YIELD + βR5RE_VOL + Ԑ (6)
Kết quả nghiên cứu
- Mô hình hồi quy thứ nhất: Tỷ suất cổ tức (D_YIELD) có mối quan hệ ngược chiều với biến động giá chứng khoán(P_VOL) ,với mức ý nghĩa là 5% và
RP 2
P
=22%
- Mô hình hồi quy thứ hai: Cũng giống như mô hình hồi quy thứ nhất, tỷ suất cổ tức (D_YIELD) có mối quan hệ ngược chiều với biến động giá chứng
23
khoán(P_VOL). Tuy nhiên biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) lại không có ý nghĩa thống kê với biến động giá chứng khoán
- Mô hình hồi quy thứ ba: Tỷ suất cổ tức (D_YIELD) có mối quan hệ ngược chiều với biến động giá chứng khoán(P_VOL). Nhưng kết quả hồi quy cho thấy không có ý nghĩa thống kê giữa tỷ suất cố tức và biến động giá chứng khoán trong mô hình hồi quy này. Trong khi đó biến tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GROWTH) có mối quan hệ cùng chiều với biến động giá chứng khoán tại mức ý nghĩa thống kê 10%.
- Mô hình hồi quy thứ tư: Tỷ suất cổ tức (D_YIELD) có mối quan hệ ngược chiều với biến động giá chứng khoán(P_VOL), tại mức ý nghĩa 5%. Biến thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) trong mô hình này được xem như là biến giải thích trong mô hình, dựa theo kết quả hồi quy tại bảng 6 thì thu nhập mỗi cổ phiếu không có ý
nghĩa thống kê với biến động giá chứng khoán.
- Mô hình hồi quy thứ năm: Trong mô hình này biến động thu nhập (E_VOL) được thay thế làm biến kiểm soát để kiểm tra ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá chứng khoán. Kết quả hồi quy cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa biến suất cổ tức (D_YIELD) và biến động giá chứng khoán(P_VOL), tại mức ý nghĩa thống kê 5%.
Nhận xét nghiên cứu:
Tác giả đã đưa tương đối đầy dủ các biến độc lập vào mô hình nghiên cứu của mình đồng thời kiểm định các giả thuyết qua 6 mô hình nghiên cứu. Do đó kết quả nghiên cứu phản ánh chính xác giả thuyết nghiên cứu. Tuy nhiên dữ liệu tác giả thu thập chỉ có 35 doanh nghiệp phi tài chính trên thị trường chứng khoán Karachi từ năm 2001 đến 2011 nên cỡ mẫu chưa phản ánh đầy dủ tổng thể.