Kết luận cho mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 61)

Mô hình nghiên cứu tổng quát ban đầu

PV=α+βR1RDPR+ βR2RDY+ Ԑ (1)

PV=α+βR1RDPR+ βR2RDY+ βR3RGROWTH+ βR4RSZ + βR5RLEV + βR6REV + βR7REPS

+ Ԑ (2)

Sau khi phân tích dữ liệu, xử lý mô hình hồi quy bằng các phương pháp phù hợp, kiểm định các giả thuyết, tác giả luận văn đã đút kết được mô hình nghiên cứu cụ thể cho đề tài của mình như sau:

PV =0.0221607 + 0.0005308DPR - 0.0229951DY + 0.0006087GROWTH

-0.0006241SZ + 0.000398LEV - 1.75e-07 EPS + Ԑ

Mô hình nghiên cứu cụ thể này có ý nghĩa như sau:

- Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức tăng 1% thì biến động giá chứng khoán tăng

0.05308% và ngược lại

- Nếu tỷ suất cổ tức tăng 1% thì biến động giá chứng khoán giảm

2.29951% và ngược lại

- Nếu tốc độ tăng trưởng tổng tài sản tăng 1% thì biến động giá chứng khoán tăng 0.06087% và ngược lại

- Nếu quy mô công ty tăng 1% thì biến động giá chứng khoán giảm 0. 06241% và ngược lại

53

- Nếu thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng 1% thì biến động giá chứng

khoán giảm 0.00175% và ngược lại

- Nếu đòn bẩy tài chính tăng 1% thì biến động giá chứng khoán tăng

0.0398% và ngược lại

Tóm lại tác giả luận văn đã thu thập số liệu trên báo cáo tài chính, bản cáo bạch của 46 công ty phi tài chính từ năm 2008 đến năm 2014 để có kết quả của mô hình nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng các nhân tố tỷ lệ chi trả cổ tức, đòn bẩy tài

chính, tốc độ tăng trưởng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với biến động giá chứng khoán. Còn các biến tỷ suất cổ tức, quy mô doanh nghiệp và thu nhập trên mỗi cổ phiếu lại có tác động ngược chiều với biến động giá chứng khoán. Nhân tố còn lại là biến động thu nhập không có mối quan hệ đến biến động giá chứng

54

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1.Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu

Bảng 5 .1: Tóm tắtkếtquả nghiên cứu

Các biến độc lập Kỳ vọng ban đầu Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu trước

Tác động cùng chiều (+) Tác độngngược chiều (-) Không tác động (không ý nghĩa) DPR (+) (+) Okafor & cộng sự (2011), Zakaria và cộng sự (2012) 12B Jecheche, P. (2012), Ramadan, I. Z. (2013), Kenyoru, N. D và cộng sự (2013)

Profilet, K. A., & Bacon, F. W.

(2013)

DY (-) (-)

13B

Irandoost & cộng sự

(2011), Hussainey & công

sự (2011), Kenyoru, N. D và cộng sự (2013), O. J. Ilaboyal và M. Aggreh (2013), Zakaria và cộng sự (2012) Okafor & cộng sự (2011), Sadiq và cộng sự (2013), Ramadan, I. Z. (2013), Profilet, K. A., & Bacon, F. W. (2013), Jecheche, P.

(2012)

EV (+) Không ý

nghĩa

Hussainey & công sự (2011), Okafor & cộng sự (2011), Allen và Rachim (1996), Nazir và cộng sự (2010) Habib và cộng sự (2012), Zakaria và cộng sự (2012), Jecheche, P. (2012) SZ (-) (-) Allen và Rachim (1996), Nazir và cộng sự (2010), Jecheche, P. (2012), Zakaria và cộng sự (2012) Okafor & cộng sự (2011), Ramadan, I. Z. (2013), Profilet, K. A., & Bacon,

F. W. (2013)

Irandoost và cộng sự (2013)

GROWTH (+) (+) Okafor & cộng sự (2011), Sadiq và cộng sự (2013)

Nazir và cộng sự (2010),

Profilet, K. A., & Bacon, F. W. (2013)

Habib và cộng sự

55 EPS (-) (-) Sadiq và cộng sự (2013),

ThS Phùng Tất Bửu (2015)

LEV (+) (+) Allen và Rachim (1996), Jecheche, P. (2012)

Zakaria và cộng sự

(2012), Nazir và cộng sự

(2010), Profilet, K. A., & Bacon, F. W. (2013)

Habib và cộng sự (2012

(Nguồn tổng hợp nghiên cứu của tác giả)

Luận văn nghiên cứu tác động của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu trên sàn giao dịch trường chứng khoán Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu gồm

46 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2014 đã được thu thập. Mô hình hồi quy bao gồm các biến độc lập là tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức và các biến kiểm soát như quy mô công ty, biến động thu nhập, đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng tài sản và thu

nhập mỗi cổ phiếu. Sau khi phân tích tương quan giữa các biến, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi; bài nghiên cứu áp dụng phương pháp bình phương bé nhất cho hồi quy đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm Stata phiên bản 11.1 để kiểm định mối quan hệ giữa biến động giá cổ phiếu và chính sách cổ tức tại sàn giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy mối tương quan âm đáng kể giữa biến động giá cổ phiếu với tỷ suất cổ tức ởsàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Kết quả này giống với kỳ vọng ban đầu. Mối tương quan âm giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ suất cổ tức cung cấp bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho hiệu ứng thời gian, hiệu ứng tỷ suất sinh lợi, hiệu ứng kinh doanh chênh lệch giá, và hiệu ứng thông tin. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu tìm thấy mối tương quan dương đáng kể giữa tỷ lệ chi trả cổ tứcvà biến động giá cổ phiếu. Điều này phù hợp với kỳ vọng và có thể được giải thích là khi công ty tỷ lệ chi trả cổ tứccàng cao thì biến động giá cổ phiếu càng

cao. Bên cạnh đó kết quả kiểm định của luận văn cũng cho thấy biến động giá cổ phiếu còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, thu nhập mỗi cổ phiếu, đòn bẩy tài chính. Bài nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về mối quan hệ giữa biến động thu nhập và biến động giá cổ phiếu.

56

Dựa trên các kết quả của nghiên cứu này, có thể kết luận rằng các nhà quản lý các công ty có thể tác động đến biến động giá cổ phiếu của công ty bằng cách thay đổi chính sách cổ tức. Chính sách cổ tức có thể được dùng như một công cụ để kiểm soát độ biến động giá cổ phiếu của công ty. Các nhà quản lý công ty có thể tác động giảm biến động giá cổ phiếu của công ty bằng cách tăng tỷ suất cổ tức và ngược lại. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư có thể thông qua chính sách cổ tức của công ty mà đưa ra những nhận định, đánh giá về cổ phiếu mà họ quan tâm, từ đó đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp. Với một nhà đầu tư ưa thích rủi ro, việc lựa chọn đầu tư vào các công ty có tỷ suất cổ tức thấp sẽ có sự biến động trong giá cổ phiếu cao.Ngược lại, những nhà đầu tư e ngại rủi ro thì nên chọn đầu tư vào các công ty có tỷ suất cổ tức cao sẽ ít có sự biến động trong giá cổ phiếu, an toàn hơn.

Như vậy kết quả nghiên cứu giải quyết các câu hỏi đặt ra như sau:

- Câu hỏi 1: Các yếu tố của chính sách cổ tức như tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức đều có mối quan hệ đến biến động giá chứng khoán.

- Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến biến động giá chứng khoán như sau: tỷ suất cổ tức có mối quan hệ ngược chiều với biến động giá chứng khoán, ngược lại tỷ lệ chi trả cổ tức có mối quan hệ cùng chiều với biến động giá chứng khoán. Bên cạnh đó các nhân tố như quy mô doanh nghiệp, thu nhập mỗi cổ phần có quan hệ ngược chiều với biến động giá chứng khoán. Các nhân tố đòn đẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng toognr tài sản lại có mối quan hệ cùng chiều với biến động giá chứng khoán. Tuy nhiên biến động thu nhập lại không có mối liên quan với biến động giá chứng khoán trong mô hình nghiên cứu này.

- Câu hỏi 3: Phân tích được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc chính sách cổ tức đến biến động giá chứng khoán, tác giả đã đưa ra được các khuyến nghị có thể áp dụng cho các doanh nghiệp để đưa ra chính sách cổ tức linh hoạt sao cho ít ảnh hưởng đến biến động giá chứng khoán ở phần sau.

Mặc dù những kết quả trong nghiên cứu này không đủ là bằng chứng mạnh như ở các nước phát triển, nhưng trong trường hợp là một quốc gia mới nổi, thị trường chứng khoán còn khá non trẻ như Việt Nam thì đây là một kết quả tương đối phù hợp.

57

5.2. Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy rằng các yếu tố của chính sách cổ tức như tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ suất cổ tức có mối tương quan với biến động giá chứng khoán ở sàn giao dịch chứng khoán HOSE. Như vậy các doanh nghiệp phải có những biện pháp gì ở chính sách cổ tức nhằm hạn chế biến động giá chứng khoán để nhà đầu tư yên tâm khi lựa chọn môi trường đầu tư sinh lợi tối đa? Đây là câu hỏi buộc tác giả phải đưa ra khuyến nghị cho phần kết của bài luận văn này.

- Đối với yếu tố tỷ lệ chi trả cổ tức thì doanh nghiệp nên cân nhắc tới cơ hội đầu tư trong dài hạn khi quyết định tỷ lệ trả cổ tức sẽ giúp công ty có được sự chủ động về tài chính và giảm các chi phí do việc phải huy động nguồn vốn bên ngoài. Một công ty đang có tốc độ tăng trưởng cao với nhiều dự án hấp dẫn nêntrả mức cổ tức thấp hơn một công ty không có nhiều cơ hội đầu tư. Như vậy khi giảm đi tỷ lệ chi trả cổ tức thì giá chứng khoán ít biến động hơn.

- Đối với yếu tố tỷ suất cổ tức thì các nhà đầu tư Việt Namthường quan tâm đến yếu tố này để đưa ra quyết định đầu tư cho mình. Việc doanh nghiệp cắt giảm cổ tức thường gây tác động tiêu cực lên giá cổ phiếu, các công ty phải đưa ra một mức cổ tức mà họ có thể duy trì trong tương lai. Vì thế, một công ty với thu nhập không ổn định hoặc theo chu kỳ nên đặt một mức tỷ suất cố định để tránh trương hợp giá cổ phiếu sụt giảm khi phải cắt giảm cổ tức.

- Một số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang chạy đua nhau để trả cổ tức để tạo hình ảnh cho công ty. Tuy nhiên đều này rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến tính ổn định và bền vững cho doanh nghiệp đồng thời tạo nên cơn sốt giá chứng khoán ảo. Lúc này giá cổ phiếu có thể cao hơn giá trị thực của công ty. Do đó chính sách cổ tức nên duy trì ổn định đảm bảo hoạt động tài chính của doanh nghiệp được ổn định. Hơn nữa công ty nên có kế hoạch chi trả cổ tức một cách hài hòa giữa lợi ích cổ đông nhà đầu tư và các chủ sở hữu của công ty.

- Quy mô doanh nghiệp thể hiện độ lớn của tổng tài sản trong một doanh nghiệp, yếu tố này cũng giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn nắm giữ cổ phiếu. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy nếu quy mô doanh nghiệp càng lớn thì sự biến động giá chứng khoán càng giảm. Đây là một hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách của các công ty niêm yết giúp cho cổ phiếu của công ty mình có thể ổn định giá trên

58

thị trường.Thực tế cho thấy được nhà đầu tư thích đầu tư vào những công ty niêm

yết có quy mô lớn để tránh rủi ro về giá cổ phiếu mình nắm giữ.

- Trong các nghiên cứu trước cũng cho thấy hệ số đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cũng chiều với biến động giá chứng khoán. Theo kết quả nghiên cứu nếu các công ty gia tăng đòn bẩy tài chính biến động giá chứng khoán cũng tăng theo. Từ kết quả nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho các nhà quản trị công ty niêm yết nên sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý để giảm thiểu biến động giá chứng khoán cho công ty

mình.

5.3. Nêu những hạn chế của nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu mới cho những nghiên cứu tiếp theo

5.3.1. Hạn chế của đề tài

Mặc dù có những điểm mới, luận văn vẫn còn một số hạn chế: giai đoạn

nghiên cứu chỉ trong vòng 7 năm (2008 – 2014) và chỉ xem xét nghiên cứu trên sàn giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh, vì kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập (năm 2000), số lượng các công ty niêm yết trước 2008 là rất nhỏ, và các dữ liệu các năm trước năm 2008 được công bố rất ít, khó điều tra. Đây là một trong những hạn chế của bài luận này. Trong số các công ty được thu thập để thực hiện đề tài nghiên cứu đã lọc ra những công ty có đầy đủ thông tin trong các biến nghiên cứu là đủ 7 năm trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm

2014. Như vậy đối với các công ty mới chào sàn hoặc bị hủy niêm yết trong giai đoạn này thì không thuộc đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, khoảng thời gian nghiên cứu trùng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 nên ít nhiều có ảnh hưởng tới kết quả củabài nghiên cứu.

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ những hạn chế nêu trên, tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

- Mở rộng giai đoạn nghiên cứu và ở rộng quy mô nghiên cứu cả trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội để xác định tác động của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

59

- Phân loại các công ty theo ngành, xem xét tác động của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu ở các ngành khác nhau có khác nhau hay không

- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Do đó, ta có thể phát triển nghiên cứu theo hướng nghiên cứu giai đoạn trước khủng hoảng, trong khủng hoảng, sau khủng hoảng thì tác động của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu như thế nào

1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản Lao động, năm 2011.

2. Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, Phân tích tài chính, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2008.

3. Phạm Trí Cao và Vũ Minh Châu, Kinh tế lượng ứng dụng, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2010.

4. Trần Ngọc Thơ, Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Ðại, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2007.

5. Phùng Tất Bửu (2015),Tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu của doanh nghiệp, tạp chí tài chính

6. Trương Đông Lộc (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi giá cổ phiếu: bằng chứng từ sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ

7. Trang Ngọc Yến Vỹ (2013), tác động của chính sách cổ tức đến biến động gía cổ phiếu – nghiên cứu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam,

luận văn thạc sĩ kinh tế

Tài liệu Tiếng Anh

1. Allen, D. E., & Rachim, V. S. (1996). Dividend policy and stock price volatility: Australian evidence. Applied Financial Economics, 6(2), PP 175-188.

2. Baker, M. & Wurgler, J. (2004). A catering theory of dividends. Journal of

Finance, 59(3), PP 1125–1165

3. Baskin, J. (1989). Dividend Policy and the Volatility of Common Stock. Journal

of Portfolio Management , 3 (15), PP 19-25.

4. Elton, E. J., & Gruber, M. J. (1970). Marginal stockholder tax rates and the clientele effect.0T0TThe Review of Economics and Statistics 52(1) , PP 68-74.

5. Gordon M. J. and Shapiro E. (1956) “Capital equipment analysis: the required rate of profit”, Management Science, Vol.3, pp. 102-110.

6. Gordon, M. J., 1963, Optimal investment and financing policy, Journal of

2

7. Habib, Y., Kiani, Z. I., & Khan, M. A. (2012). Dividend Policy and Share Price Volatility: Evidence from Pakistan. Global Journal of Business & Management

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)