Bài viết này đi tìm cách xác định ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá chứng khoán tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Kenya. Nghiên cứu đưa ra giả định là chính sách cổ tức tác động ngược chiều với biến động giá chứng khoán. Nghiên cứu được sửdụngmẫu dữ liệu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Nairobi, trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 1999 đến năm 2008. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy OLS để kiểm tra dữ liệu được đo lường bằng hai biến độc lập là tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức ảnh hưởng đến biến độc lập là biến động giá chứng khoán. Bài viết thực hiện mô hình nghiên cứu như sau:
Y = ßR0R + ßR1RXR1R+ ßR2RXR2R +E
Trong đó:
Y: là biến động giá chứng khoán được tính toán như sau:
2 2 + − = LP HP LP HP PV
HP: Giá cao nhất trong năm LP: Giá thấp nhất trong năm
XR1R: Tỷ lệ chi trả cổ tức
XR1 R= Cổ tức bằng tiền mặt mỗi cổ phiếu/Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
XR2R: là tỷ suất cổ tức được tính toán như sau:
XR2 R= Tổng cổ tức được chia bằng tiền mặt cho mỗi cổ phiếu trong năm/ Giá
27
Giả thuyết nghiên cứu:
Bài viết đưa ra hai giả thuyết nghiên cứu:
- Giả thuyết HR1R: Tỷ suất cổ tức không tác động lên biến động giá chứng khoán
- Giả thuyết HR2R: Tỷ lệ chi trả cổ tức không tác động lên biến động giá chứng khoán
Kết quả nghiên cứu:
- Giả thuyết HR1R: Giả thuyết được đưa ra là tỷ suất cổ tức không tác động lên biến động giá chứng khoán. Tuy nhiên kết quả hồi quy cho thấy giả thuyết này
không được chấp nhận vì tỷ suất cổ tức tác động cùng chiều lên biến động giá chứng khoán. Nghĩa là nếu gia tăng tỷ suất cổ tức thì sẽ làm tăng biến động giá chứng khoán (β = 0,124, P-value = 0,412 ). Nhưng kết quả này không có ý nghĩa
thống kê tại mức ý nghĩa 10%
- Giả thuyết HR2R: Giả thuyết được đưa ra là tỷ lệ chi trả cổ tức không tác
động lên biến động giá chứng khoán. Tuy nhiên kết quả hồi quy cho thấy giả thuyết này không được chấp nhận vì tỷ lệ chi trả cổ tức có tác động ngược chiều lên biến động giá chứng khoán. Nghĩa là nếu gia tăng tỷ lệ chi trả cổ tức thì sẽ làm giảm biến động giá chứng khoán (β = -0,470, P-value = 0.03 )
Nhận xét nghiên cứu:
Đối với mô hình nghiên cứu này tác giả chỉ chú trọng vào 2 biến độc lập là tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức mà bỏ hẳn các biến như quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, biến động thu nhập, thu nhập trên cổ phiếu nên kết quả mô hình chưa mang tính tổng quát cao. Thêm vào đó tác giả không trình bày số lượng cỡ mẫu quan sát trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 1999 đến 2008.