Những giải pháp hoàn thiện 1 Môi trƣờng kiểm soát

Một phần của tài liệu Hệ thống kiểm soát nội bộ các khoản chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (Trang 77 - 81)

- Nguyên nhân: Các nhà quản lý không có thời gian để nghiên cứu thực hiện, kinh phí hạn chế (đặc biệt là các đơn vị CĐT cấp xã).

3.2.Những giải pháp hoàn thiện 1 Môi trƣờng kiểm soát

3.2.1. Môi trƣờng kiểm soát

- Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung về hoạt động kiểm soát nói chung và hoạt động kiểm soát chi VĐT XDCB nói riêng, là yếu tố nền tảng để hoàn thiện các yếu tố khác được thuận lợi và hiệu quả. Cần tập trung phát huy mặt tích cực, đồng thời có biện pháp khắc phục các tồn tại yếu kém nhằm đảm bảo có một môi trường kiểm soát góp phần tạo ra hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả. Tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau:

- Tiếp tục phát huy giá trị truyền thống về sự liêm chính và giá trị đạo đức. Xây dựng và hoàn thiện các quy chế về sự chính trực, đạo đức thông qua hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy của các cơ quan nhà nước cho từng loại, từng chức danh công chức. Cụ thể hóa những giá trị đạo đức như lòng trung thành, cần, kiệm, liêm chính, … thành những chuẩn mực cụ thể trong hành vi công vụ.

- Các đơn vị CĐT cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức. Không ngừng tu dưỡng, tích cực nâng cao trình độ, năng lực, chịu học, biết học và học có hiệu quả, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng công tác, bản lĩnh và năng lực lãnh đạo kết hợp với việc xây dựng các chính sách đãi ngộ phù hợp với cán bộ, công chức dựa trên nguyên tắc về sự công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và trách nhiệm. Cải cách hệ thống tiền lương, tiền thưởng đảm bảo trả đúng sức lao động và giá trị cống hiến của cán bộ, công chức, tạo động lực cho việc thực hiện trách nhiệm công việc, khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần đối với những cán bộ, công chức làm việc tốt, tận tụy và trong sạch nhằm hạn chế những sức ép hay cám dỗ với những cán bộ có hành vi trái đạo đức, pháp luật, kiên quyết và kiên trì trong cuộc đấu tranh chống lại nghèo đói, thói hư, tật xấu, nhất là sự lười biếng, đố kỵ, lối sống buông thả và sa đọa.

- Lãnh đạo các đơn vị chủ đầu tư kết hợp với Phòng Nội vụ, Sở Nội vụ trong việc xét tuyển cán bộ đúng năng lực, nâng cao chất lượng xét tuyển cán bộ một cách công khai, minh bạch. Cần đánh giá khách quan và chính xác năng lực, phẩm chất của mỗi thành viên trong cơ quan, đơn vị và sử dụng đúng năng lực của họ, sử dụng đúng người đúng việc. Đồng thời cần có quy định như: Nếu như sau một năm công tác, đối tượng tuyển dụng được đánh giá xếp loại từ loại trung bình sẽ không được hưởng phụ cấp hàng tháng, xếp loại dưới trung bình sẽ cho thôi việc. Kiên quyết sa thải những cán bộ không đủ năng lực, trình độ chuyên môn.

- Cần xây dựng hệ thống thang đo và quy trình đánh giá chất lượng cán bộ, công chức theo định kỳ để phát hiện những điểm phù hợp và chưa đạt yêu cầu. Có những tiêu chuẩn riêng để đánh giá đối với cán bộ, công chức quản lý, lãnh đạo gắn liền với kết quả, hiệu quả thực hiện chức năng quản lý nhà nước của đơn vị. Các đơn vị CĐT nên đánh giá hiệu quả công việc dựa trên bảng mô tả công việc hàng tháng đã thiết lập cho từng vị trí cụ thể. Yêu cầu các nhân viên của mình báo cáo

hàng tháng về những việc đã làm được và những công việc chưa hoàn thành kèm theo nguyên nhân. Từ đó, thủ trưởng các đơn vị sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời, điều chỉnh lại công việc cho phù hợp với năng lực cán bộ hơn.

- Yêu cầu nhân viên phải tự hoàn thiện bản thân, đưa ra các tiêu chuẩn buộc họ phải phấn đấu, trong đó chú ý đến trình độ tin học. Quy định tất cả cán bộ nhân viên trong đơn vị đều phải có chứng chỉ B tin học để đảm bảo công nghệ thông tin được cập nhật kịp thời. Đồng thời, sau năm 2017 cán bộ trong các đơn vị chủ đầu tư đều phải có trình độ đại học, nếu không đạt yêu cầu có biện pháp xử lý, cắt giảm khen thưởng.

- Các đơn vị CĐT có thể luân chuyển công việc giữa các nhân viên nhằm tạo được nguồn lực đủ sức thực hiện những công việc khác nhau khi cần thiết. Việc thực hiện cơ cấu tổ chức tại các đơn vị CĐT còn nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình hoạt động của các đơn vị, một số bộ phận tập trung quá nhiều trong khi nhân sự lại ít, khối lượng công việc phân bổ chưa đồng đều, cần cơ cấu tổ chức sao cho hợp lý, bên cạnh đó cũng cần thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ được giao. Cụ thể phòng kế toán có thể luân chuyển kế toán viên chuyên thanh toán sang bộ phận quyết toán, cán bộ kỹ thuật cần bàn giao công trình đang quản lý với nhau, … điều này giúp đơn vị CĐT linh hoạt hơn khi có nhân viên nghỉ đột xuất, nhân viên khác có thể đảm nhận tạm thời.

3.2.2. Đánh giá rủi ro

- Các đơn vị chủ đầu tư đang trong giai đoạn chú trọng đến chất lượng kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường cơ sở vật chất, tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người lao động. Để đạt được mục tiêu trên, cần phải nhận dạng các yếu tố tác động, những rủi ro mà nếu chúng xảy ra sẽ làm cho mục tiêu bị ảnh hưởng, vì vậy cần phải có biện pháp đối phó, ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu tác hại gây ra.

- Thủ trưởng phải thực sự thấy được mối nguy hại nếu rủi ro xảy ra, nhìn thấy được những tồn tại, thất thoát, lãng phí, làm ảnh hưởng đến mục tiêu phấn đấu của cơ quan, phải quan tâm hơn nữa đến việc nhận dạng, phân tích và có biện pháp xử lý nếu có rủi ro xảy ra. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro.

- Để nhận dạng rủi ro, tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau:

+ Cần phải thực hiện rà soát các nguy cơ tiềm ẩn, những yếu tố tác động từ bên ngoài (chính trị, xã hội kinh tế, xây dựng, giap thông, thủy lợi, điện, hệ thống pháp luật nhà nước, ...).Rà soát lại cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, công tác quản lý điều hành mọi mặt tại các đơn vị để xem xét có kẽ hở, các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro. Các đơn vị CĐT có thể lấy kết luận của Thanh tra Sở Giao thông, Thanh tra Xây dựng, Thanh tra Tỉnh, Kiểm toán Nhà nước, ý kiến đóng góp của các đơn vị nhà thầu, … dựa vào các báo cáo của các phòng ban chức năng để nhận dạng những khó khăn, hạn chế và rủi ro.

+ Phòng ban chức năng (tổ) phải tự quan sát, nhận dạng kẽ hở, rủi ro trong các quy trình hoạt động, đánh giá khả năng phối hợp, giám sát, kiểm tra và đề xuất tham mưu những biện pháp phù hợp.

+ Phân tích những thế mạnh và điểm yếu để phát huy, những hạn chế và khó khăn cần phải khắc phục. Phối hợp công tác kiểm định chất lượng, tự đánh giá đơn vị một cách trung thực và đưa ra các giải pháp thực hiện cụ thể nhằm cải tạo điều kiện, hoàn thiện đơn vị, giảm thiểu rủi ro, tiến đến mục tiêu đề ra.

- Rủi ro có thể tác động đến các đơn vị chủ đầu tư ở mức độ toàn cơ quan:

+ Rủi ro không sử dụng hiệu quả nguồn lực tại các đơn vị chủ đầu tư (không tiết kiệm chi phí, chi tiêu không hiệu quả, xảy ra gian lận, sai sót đáng kể, ...)

+ Rủi ro bị sai phạm các chính sách, chế độ quy định của nhà nước và của cơ quan.

+ Rủi ro không đảm bảo tốt việc thực hiện giám sát công trình làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công. Trong đó nguyên nhân chính là do chức năng giám sát, kiểm tra trong đầu tư xây dựng của các đơn vị chủ đầu tư còn nhiều khuyết điểm, chưa thực hiện nghiêm túc giám sát hiện trường về trình tự thi công và quy trình quy phạm, chưa quán triệt quan điểm “phòng ngừa sự cố hơn là khắc phục sự cố”.

(Nguồn: Tác giả đề xuất) Sơ đồ 3.1– Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro

- Với các rủi ro trên nêu trên, sau khi xác định đưcợc mục tiêu và nhận diện rủi ro, các đơn vị cần đánh giá mức dộ rủi ro để từ đó đưa ra các các hoạt động quản lý cụ thể là cần phải thiết lập hoặc hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro. Trong phạm vi luận văn này, để phòng ngừa rủi ro tác giả xin đưa ra hoàn thiện một số thủ tục kiểm soát sau:

+ Hoàn thiện một số công tác về hoạt động quản lý tài chính: Công tác giải ngân; Năng lực cán bộ, ứng dụng công nghệ tin học trong công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tiết kiệm chi phí.

+ Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN huyện; Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn huyện nhằm hạn chế những sai sót, gian lận; Đồng thời nâng cao tính tuân thủ các quy định của pháp luật.

+ Hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư XDCB nhằm đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công, đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Một phần của tài liệu Hệ thống kiểm soát nội bộ các khoản chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (Trang 77 - 81)