+ Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, quyết toán hoàn thành hầu hết được các đơn vị chủ đầu tư chú trọng quan tâm.
+ Các đơn vị chủ đầu tư thực hiện tốt các quy định đấu thầu, chỉ định thầu, thanh lý tài sản khi hết khấu hao không sử dụng nữa.
+ Bộ phận kỹ thuật luôn theo tiến độ thi công công trình, kết hợp với bộ phận kế toán giải ngân, kiểm soát hồ sơ thanh toán trước khi gửi đến Kho bạc nhà nước huyện. Thời gian giải quyết hồ sơ thanh toán, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được rút ngắn một cách đáng kể, đã tạo điều kiện cho các nhà thầu tiếp nhận vốn một cách kịp thời, phục vụ triển khai thực hiện dự án, giảm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại một sô đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ từ năm 2010-2014 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.13. Bảng kết quả giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2010 – 2014 ĐVT: Triệu đồng Chủ đầu tƣ Vốn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ban Quản lý dự án huyện Kế hoạch 62.260 56.350 65.849 59.962 39.674 Giải ngân 61.850 55.380 60.974 58.009 38.600 Tỷ lệ 99.34% 98.27% 95.45% 96.74% 97.29% Phòng Kinh tế & Hạ tầng Kế hoạch 500 573 1.090 10.560 8.610 Giải ngân 490 533 1.008 9.630 8.230 Tỷ lệ 98% 93.02% 92.47% 91.19% 95.58% Phòng No & PTNT Kế hoạch 100 100 100 400 300 Giải ngân 90 100 95 395 280 Tỷ lệ 90% 100% 95% 98.75% 93.33% Phòng GD & ĐT Kế hoạch 100 2.700 4.073 1.890 1.110 Giải ngân 90 2.646 3.889 1.767 1.024 Tỷ lệ 90% 98% 95.48% 93.49% 92.25% UBND xã Sông Nhạn Kế hoạch 30 30 30 790 650 Giải ngân 30 27 27 775 610
Tỷ lệ 100% 90% 90% 98.1 93.84% UBND xã Xuân Đƣờng Kế hoạch 30 30 30 800 650 Giải ngân 30 27 27 715 594 Tỷ lệ 100% 90% 90% 89.37% 91.38% UBND xã Bảo Bình Kế hoạch 116 690 1.036 850 400 Giải ngân 110 634 953 790 380 Tỷ lệ 94.82% 91.88% 91.98% 92.94% 95% (Nguồn: Kết quả khảo sát tại các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ)
- Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.13, ta thấy tình hình giải ngân VĐT XDCB tại các đơn vị CĐT trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ qua các năm chiếm tỷ lệ cao; Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị CĐT vẫn không đảm bảo đúng kế hoạch 100%, điều này dẫn đến tình trạng các CĐT thường xuyên xin điều chỉnh kế hoạch vốn hàng năm.
- Kho bạc Nhà nước huyện đã ban hành và công khai quy trình quản lý, kiểm soát thanh toán VĐT XDCB cho các DA đầu tư thuộc các nguồn vốn trong nước, vốn nước ngoài thuộc các cấp ngân sách trung ương, ngân sách địa phương. Trong đó quy định cụ thể và các tài liệu CĐT phải gửi đến KBNN, trình tự và thủ tục giải quyết công việc, quy trình luân chuyển chứng từ, thời gian giải quyết công việc và trách nhiệm của từng bộ phận nghiệp vụ. Hướng dẫn và thực hiện chế độ hạch toán kế tóan, quyết toán, tất toán tài khoản chi VĐT XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.
- Ứng dụng công nghệ thông tin được KBNN huyện nghiên cứu và áp dụng trong quản lý, kiểm soát chi, cấp phát thanh toán, kế toán, quyết toán VĐT XDCB. Đây thực sự là bước đột phá, là cuộc cách mạng trong quản lý chi VĐT qua KBNN, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý chi VĐT XDCB qua KBNN.
- Việc áp dụng quy trình giao dịch một cửa tạo sự thuận lợi cho các khách hàng tới giao dịch, chấp hành đúng chính sách chế độ, phòng ngừa ngăn chặn các hiện tượng cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu đối với khách giao dịch; thực hiện công khai, minh bạch, phát huy dân chủ, giám sát của khách hàng đối với hoạt động của KBNN.
- KBNN huyện cũng đã thực hiện tốt chế độ kế toán chi đầu tư XDCB, các khoản thanh toán được thực hiện chính xác, kịp thời, đúng nội dung kinh tế và mục lục NSNN quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kế toán NSNN, phục vụ quản lý, điều hành NSNN nói chung, thanh toán VĐT XDCB từ NSNN nói riêng một cách có hiệu quả.
- Đơn vị CĐT cũng đã giải đáp kịp thời đầy đủ những vướng mắc, khiếu nại của các đơn vị nhà thầu liên quan đến nội dung chi VĐT XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.
2.7.1.4. Thông tin truyền thông
- Các đơn vị CĐT trên địa bàn huyện hầu hết thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông. Thông tin mà các đơn vị CĐT sử dụng thường thể hiện dưới dạng văn bản, chứng từ: Văn bản Nhà nước, văn của UBND huyện Cẩm Mỹ, UBND tỉnh Đồng Nai, văn bản của các cá nhân, tổ chức khác, chứng từ kế toán, … hoặc các thông tin trong nội bộ, các kênh thông tin khác thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (truyền miệng, báo đài, tạp chí, …). Hầu hết các đơn vị đều quan tâm đến các nguồn thông tin, nhất là các văn bản pháp luật của nhà nước hoặc các thông tin nội bộ liên quan đến hoạt động của đơn vị, một số thông tin khác thu thập được dùng để tham khảo.
- Các cán bộ chủ chốt thường xuyên báo cáo tình hình công việc cho các lãnh đạo để họ có thể giám sát hiệu quả, đặc biệt các công tác thông tin truyền thông đến đơn vị thi công nhằm đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình. Việc trao đổi thông tin giữa các cấp được xử lý một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian thông qua mạng nội bộ M-Office.
2.7.1.5. Giám sát
- Tất cả các đơn vị chủ đầu tư đều thường xuyên giám sát tiến độ thi công công trình, tiến độ giải ngân, các hoạt động cơ quan. Đồng thời, các đơn vị CĐT trên địa bàn huyện còn chịu sự giám sát của UBND huyện Cẩm Mỹ, các cơ quan có thẩm quyền cấp trên để đảm bảo việc công khai minh bạch trong công tác đấu thầu, tài chính, thanh quyết toán công trình, … .
- Công tác thanh tra và kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng được các đơn vị CĐT tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí. Tập trung vào các dự án sử dụng vốn NSNN, các dự án thuộc chương trình 10 mục tiêu Quốc gia. Cụ thể các đơn vị thực hiện tốt Chỉ thị số 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hàng hóa, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước; Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và vốn Trái phiếu Chính phủ.
2.7.2. Tồn tại và nguyên nhân tồn tại 2.7.2.1. Môi trƣờng kiểm soát 2.7.2.1. Môi trƣờng kiểm soát
- Tồn Tại:
+ Mặc dù các đơn vị được khảo sát được lãnh đạo đề cập đến vấn đề giá trị đạo đức trước toàn thể nhân viên tuy nhiên chiếm tỷ lệ không cao, thực tế vẫn còn một số đơn vị việc truyền đạt hướng dẫn cụ thể các yêu cầu về đạo đức tại đơn vị vẫn còn hạn chế. Việc đưa ra những biện pháp hạn chế những sức ép hay cám dỗ với những nhân viên có hành vi trái đạo đức, pháp luật vẫn chưa được các đơn vị chủ đầu tư chú trọng. Đây là một trong những nguyên nhân tác động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nội bộ cơ quan.
+ Hầu hết các đơn vị đều có các quy định rõ về yêu cầu năng lực và trình độ nhưng thực tế cán bộ không đủ năng lực và trình độ vẫn còn tồn tại.
+ Các thủ trưởng đơn vị thường xuyên trao đổi với cấp dưới nhưng những phản hồi của nhân viên cấp dưới cũng chưa thực sự phản ánh đúng với thực tế vì hầu hết v ẫn còn mang tính nể nang, chưa phản ánh hết quá trình hoạt động của đơn vị.
+ Các cán bộ quản lý phần lớn còn chịu ảnh hưởng của lề lối, tác phong làm việc theo cơ chế bao cấp, quan tâm đến chỉ tiêu kế hoạch, rất quan tâm đến lợi ích xã hội, ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Do đó, vấn đề lợi ích kinh tế không phải là một trong những mối quan tân hàng đầu, đã xảy ra tình trạng chưa sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí.
+ Việc thực hiện cơ cấu tổ chức của các đơn vị trên địa bàn huyện vẫn còn mang tính chất chồng chéo nhau.
+ Hầu hết các đơn vị chủ đầu tư được khảo sát đều không có nhân viên chuyên quản lý mạng máy tính và bảo vệ phần cứng mà đa số là kiêm nhiệm phụ trách thêm. Do đó, hệ thống thông tin thiếu tính độc lập, khách quan và ít được quan tâm thực hiện.