Thăm dò tínhcần thiết, tính khảthi của các biện pháp quản lí được đề xuất

Một phần của tài liệu Một so biện pháp quản lỉ hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm nghệ thuật trường đại học đồng tháp (Trang 78 - 81)

3 41 ,6 0,0 6, 25,0 4,0 học và hướng dẫn phương

3.3.Thăm dò tínhcần thiết, tính khảthi của các biện pháp quản lí được đề xuất

đề xuất

Tác giả thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp quản lí được đề xuất để quản lí HĐTH của sv. Đối với mỗi biện pháp, tác giả xin ý kiến của 108 sv và 24 CBGV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp theo những cấp độ khác nhau, kết quả cụ thể:

Bảng 3. ỉ: Tông hợp đánh giá của SVvà CBGVvề tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.

95

Kết quả bảng 3 cho thấy:

về mức độ cần thiết: có đến 88% người được hỏi cho rằng biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò tự học của sv là rất cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp đã nêu là không cần thiết, về quản lí việc xây dựng, thực hiện kế hoạch tự học của sv có 45,8% cho là rất cần thiết và 50% ý kiến cho rang là cần thiết. Xây dựng môi trường học tập tích cực và xây dựng và quản lí tốt các điều kiện, phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy - học có 60% cho là rất cần thiết.

về mức độ khả thi: Ket quả trên cho thấy hầu hết đều cho rằng 6 biện pháp mà chúng tôi đưa ra là có tính khả thi, nhưng ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến chưa tin tưởng rằng vấn đề này sẽ ít khả thi như 4% ở biện pháp 2, 12% ở biện pháp 3 và 4% ở biện pháp 4.

Qua khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, mặc dù có những ý kiến khác nhau nhưng đại đa số người được khảo sát đều cho rằng các biện pháp được nêu trong đề tài là cần thiết và khả thi.

Tập thể CBGV Khoa SP Nghệ thuật (100%) đánh giá các biện pháp này đều đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và có tính thiết thực, lâu dài cho việc quản lí HĐTH của sv.

Hiện nay kết quả học tập của sv Khoa SP Nghệ thuật là rất thấp, tỉ lệ giỏi chỉ đạt từ 7 đến 10%, còn lại là khá và trung bình. Đặc biệt số sv cuối khoá tốt nghiệp ra trường đạt loại giỏi chỉ được 1 đến 2 sv, bởi vì sv chưa tích cực, chưa chủ động tự học, chưa nhận thức đúng về nghề. Do vậy, việc quản lí chặt chẽ HĐTH của sv là biện pháp hữu hiệu để thúc đây và nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lí là cần thiết. Song điều quan trọng là sv phải có hệ thống kỹ năng tự học. Điều này vô cùng quan trọng đối với sv, bởi lẽ muốn có kỹ năng nghề nghiệp trước hết phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là sản phâm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Như vậy, để hoạt động học tập của sv đạt chất lượng và hiệu quả, sv phải có ý thức và kỹ năng tự học. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để sv biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm cho sv tự tin vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì tích cực nhận thức trong HĐTH của họ.

Kết luận chương 3

Từ những cơ sở lí luận ở chương 1 và những phân tích đánh giá thực trạng HĐTH cũng như thực trạng quản lí HĐTH của sv ngành Âm nhạc Khoa SP Nghệ thuật ở chương 2, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lí HĐTH trên cơ sở những nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi.

Đế làm tốt công tác quản lí HĐTH của sv đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ từ lãnh đạo nhà trường đến Ban Chủ nhiệm khoa, GV chủ nhiệm và tất cả các GV bộ môn.

Quản lí sv phải được chú trọng trên mọi mặt hoạt động của SV: từ việc quản lí sv học tập ở trên lớp, cũng như HĐTH ở ngoài giờ lên lớp và tham gia các hoạt động khác tại trường, nghĩa là cố gắng quản lí được toàn bộ cả mặt không gian lẫn thời gian sinh hoạt và học tập của sv trong quá trình đào tạo tại trường.

Những biện pháp quản lí mà tác giả nêu ra chưa phải là tất cả các biện pháp đê hoàn thiện toàn bộ quá trình quản lí HĐTH nhưng nó cũng là những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế và góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tự học cho sv ngành Âm nhạc Khoa SP Nghệ thuật Trường ĐH Đồng Tháp nói riêng và chất lượng dạy và học ở sv trong giai đoạn hiện nay nói chung.

Một phần của tài liệu Một so biện pháp quản lỉ hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm nghệ thuật trường đại học đồng tháp (Trang 78 - 81)