3 41 ,6 0,0 6, 25,0 4,0 học và hướng dẫn phương
KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 1 Kết luân
1. Kết luân
- Qua nghiên cứu lí luận cho thấy tự học, tự đào tạo là hoạt động cơ bản
trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người. Trong hoạt động nhận thức, HĐTH có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định đến kết quả học tập của sv trong nhà trường. Tự học, tự đào tạo là phương thức tạo ra chất lượng bền vững của quá trình giáo dục và đào tạo, trong nhà trường coi trọng việc quản lí nề nếp, kế hoạch, nội dung, phương pháp, cách thức và kết quả tự học của sv không chỉ là những giải pháp để vươn tới thực hiện mục tiêu đào tạo mà còn tạo cho sv có những tiền đề, cơ sở để có thể “học tập suốt đời”.
- Qua nghiên cứu thực trạng HĐTH cúa sv và thực trạng quản lí HĐTH của sv ngành Âm nhạc ở Khoa SP Nghệ thuật, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
về ưu điểm:
- Nhà trường và Ban Chủ nhiệm Khoa đã chú trọng đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”. GV bước đầu quan tâm đến hoạt động nghiên cứu, chú trọng cải tiến nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy.
- Đa số sv của Khoa nhận thức được vai trò, ý nghĩa của HĐTH. về hạn chế:
- Nhiều sv chưa biết lập kế hoạch học tập và tự học, chưa sử dụng hợp lí và có hiệu quả thời gian dành cho HĐTH, tự nghiên cứu.
- Việc hướng dẫn, quản lí nội dung, phương pháp tự học đối với sv chưa tốt, chưa duy trì nề nếp tự học một cách thường xuyên.
Từ nghiên cứu lí luận và thực trạng, luận văn đề xuất 6 biện pháp quản lí HĐTH cho sv ngành Âm nhạc Khoa SP Nghệ thuật Trường Đại học Đồng
Tháp, đó là:
- Nâng cao nhận thức về vai trò tự học của sv. - Xây dựng môi trường học tập tích cực.
- Quản lí việc xây dựng, thực hiện kế hoạch tự học của sv.
- Cụ thể hóa các nội dung tự học và hướng dẫn phương pháp tự học. - Đổi mới công tác quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sv.
- Xây dựng và quản lí tốt các điều kiện, phương tiện phục vụ cho dạy học.
Kết quả thăm dò cho thấy các biện pháp đề xuất đã được CBGV, cán bộ quản lí sv, sv của Khoa đồng ý là cấp thiết và có tính khả thi.
Như vậy, mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu được thực hiện. Đe tài đã hoàn thành.
2. Kiến nghị