Biện pháp 3: Quản lí việc xây dựng, thực hiện kế hoạch tựhọc của sinh viên

Một phần của tài liệu Một so biện pháp quản lỉ hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm nghệ thuật trường đại học đồng tháp (Trang 60 - 65)

2 38,9 58 53, 78 7,4 9 Nâng cao khả năng vận dụng lí

3.2.3.Biện pháp 3: Quản lí việc xây dựng, thực hiện kế hoạch tựhọc của sinh viên

của sinh viên

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp quản lí việc xây dựng, thực hiện kế hoạch tự học của sv nhằm mục đích giúp sv tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong quá trình tự học, góp phần nâng cao hiệu quả tự học và chất lượng học tập của s V.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Quản lí việc xây dựng kế hoạch tự học của SV: Việc quản lí hướng dẫn s V xây dựng kế hoạch tự học chỉ được thống nhất cao đối với kế hoạch tự học cho học kì và kế hoạch tự học cho cả năm học; đối với kế hoạch tự học cho tháng và kế hoạch tự học cho tuần thì chưa thực sự được chú trọng. Đây là vấn đề cần được khắc phục, bởi khả năng lập kế hoạch của sv còn nhiều hạn chế, phần lớn sv chưa có kế hoạch tự học hoặc kế hoạch tự học của các em lập ra chỉ mang tính chất thủ tục hành chính, không khả thi nên rất khó khăn trong thực hiện, dẫn đến hiệu quả tự học không cao.

- Tư vấn cho sv trong việc xây dựng kế hoạch tự học: GV chủ nhiệm lóp có thể tư vấn cho sV khi họ gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ tự học như: từ cách tiếp cận vấn đề đến cách giải quyết vấn đề của tự học, cách lựa chọn sách và tài liệu, cách đọc tài liệu, cách thực

hành các bài tập chuyên ngành... GV chủ nhiệm có thể phối hợp, khai thác sức mạnh từ các lực lượng như Đoàn thanh niên, Hội sv, Ban quản lí sv... trong việc giúp đỡ sv hoàn thành nhiệm vụ tự học.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học của SV: Ngoài việc tư vấn, giúp đỡ sv trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, GV chủ nhiệm cần thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học của sv. Bởi vì nếu không đôn đốc, kiểm tra thì có thể kế hoạch tự học của sv được xây dựng rất tốt nhưng lại không được thực hiện hoặc được thực hiện không nghiêm túc. Do vậy GV chủ nhiệm cần chủ động kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc tự học của sv đế từ đó có những phát hiện, điều chỉnh, những giúp đỡ và những yêu cầu kịp thời đối với sv trong việc thực hiện những nhiệm vụ tự học đã xác định. Nội dung kiểm tra của GV chủ nhiệm bao gồm:

+ Kiếm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của SV: Xây dựng kế hoạch tự học là một việc làm thể hiện tính khoa học, giúp sv bố trí thời gian họp lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập, sinh hoạt theo đúng tiến độ và đạt hiệu quả. Do vậy GV chủ nhiệm cần tăng cường kiếm tra, đôn đốc việc lập kế hoạch tự học của từng sv. Phải kiểm tra toàn bộ nội dung kế hoạch tự học, nếu phát hiện nội dung kế hoạch của sv chưa khoa học, hợp lí, không có tính khả thi thì phải tư vấn giúp họ xây dựng lại kế hoạch. Để tránh tình trạng xây dựng kế hoạch theo kiểu chiếu lệ, GV chủ nhiệm cần đưa việc xây dựng kế hoạch tự học vào kết quả đánh giá điếm rèn luyện của sv.

+ Kiếm tra việc thực hiện thời gian, nề nếp tự học củaSV: Với sự bùng nố thông tin hiện nay, yêu cầu tự học đối với sv rất lớn, đòi hỏi họ phải có tinh thần tự giác, nỗ lực, bền bỉ, tận dụng tối đa thời gian để tự học, nếu không sv khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ học tập của mình. Do đó, GV chủ nhiệm cần phải phối hợp với đội tự quản, ban quản lí kí túc xá đôn đốc kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện thời gian, nề nếp tự học của sinh viên theo quy

định, yêu cầu, động viên họ tiết kiệm thời gian sinh hoạt để dành cho việc học tập. Mặt khác GV chủ nhiệm cần lấy kết quả của việc kiểm tra thời gian tự học là một tiêu chí quan trọng trong việc xét điém rèn luyện và thi đua của

sv.

Nhà kinh doanh Del Vecchino - người Ý, khi được hỏi về bí quyết thành công của mình, ông nói: “7oz chăng có bí quyết nào cả. Lúc nào tôi cũng làm việc và làm việc. Đề có được thành tựu như ngày nay, bao giờ tôi cũng vạch ra mục tiêu, lập kế hoạch và thường xuyên kiếm tra tiến độ công việc một cách can thận'’ [4 ].

Có thể nói, kiêm tra, đánh giá kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập, đôn đốc sv thực hiện kế hoạch học tập vừa là một biện pháp quản lí, vừa là một phương thức hỗ trợ sv trong HĐTH.

- Tăng cuòng tô chức câu lạc bộ nhằm rèn luyện kỹ năng biếu diễn cho svngành Ảm nhạc Khoa SP Nghệ thuật Tnròng ĐH Đong Tháp: Trường ĐH Đồng Tháp là trường đầu tiên được Bộ GD&ĐT cho phép mở ngành SP Âm nhạc hệ ĐH ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Do chương trình phổ thông và CĐ, ĐH về âm nhạc chưa liên thông như các ngành học khác nên sV vào học ngành này đa số kiến thức về Âm nhạc còn rất hạn chế, khả năng đàn, hát và biểu diễn âm nhạc của sV chưa tốt, nhiều sv còn rất nhút nhát, chưa tự tin trong việc thê hiện năng lực nghề nghiệp và bản lĩnh biêu diễn của một GV dạy Ảm nhạc sau này.

Tổ chức câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng biếu diễn vào mỗi tối thứ năm hàng tuần là một trong những hình thức tổ chức tự học thực hành theo đặc thù của ngành, đồng thời cũng là một trong những hình thức rèn luyện kỹ năng nghề cho sV. Thông qua hình thức tổ chức câu lạc bộ này nhằm rèn luyện hệ thống kĩ năng tự học và kĩ năng biểu diễn, cách tổ chức một chương trình văn

nghệ, hoạt động ngoại khóa... giúp sv tự tin hơn trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào văn nghệ ở trường phố thông.

Tổ chức câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng biêu diễn giúp sv có điều kiện thực hành kỹ năng nghề, nắm vững, hiểu sâu, nhớ lâu hơn những tri thức đã học thông qua hoạt động thực hành, và qua đó giúp sv hình thành và phát triển năng lực đàn, hát - năng lực rất cần thiết cho hoạt động phong trào sau này mà một GV Âm nhạc trong tương lai cần phải thực hiện được.

Tổ chức câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng biếu diễn còn tạo ra môi trường học tập hợp tác giữa sv khá giỏi với sv trung bình hay yếu, giữa sv với GV. Câu lạc bộ tạo cơ hội cho sv làm quen thực tế cách chuẩn bị, tố chức thực hiện một chương trình văn nghệ ở trường phổ thông, giúp sv hình thành năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu của mình. Đồng thời giúp sv có thể đánh giá được mức độ nắm tri thức, rèn kỹ năng sư phạm của sv từ đó có những biện pháp tổ chức điều khiển quá trình dạy học và quá trình tự học, tự nghiên cứu của s V.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

Vào đầu khoá học, Khoa tổ chức phổ biến cho toàn thể sv hệ CĐ, ĐH quy chế ban hành theo quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/6/ 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kế hoạch đào tạo toàn khoá, biên chế năm học đã được hiệu trưởng duyệt cho toàn thể sv.

Ban chủ nhiệm khoa, Quản lí sv của khoa, GV chủ nhiệm lớp hướng dẫn và kiểm tra việc sv xây dựng kế hoạch tự học cho toàn khoá học, năm học, học kì, tháng, tuần trên cơ sở mục tiêu đào tạo, chương trình kế hoạch của từng môn học, hướng dẫn nội dung tự học của GV, đặc diêm, điều kiện, trình độ của bản thân...

Bước tiếp theo, sv cần thực hiện các yêu cầu sau:

tập được giao, công việc của lớp, của cá nhân như: Lên lớp, lao động, sinh hoạt, bài tập các môn học... để phân phối kế hoạch cho hợp lí.

- Xác định quỹ thời gian tự học, dự kiến thời gian thực hiện các công việc khác một cách hợp lí.

- Lập kế hoạch theo ngày, tuần, tháng, học kỳ, cả năm học đế tiện sử dụng.

Việc xác định nội dung tự học quyết định tới việc hoàn thành nhiệm vụ tự học. Trong những năm qua, Nhà trường thường xuyên quan tâm quản lí, hướng dẫn sv các nội dung tự học thông qua việc giao cho Bộ môn, Khoa xây dựng kế hoạch hướng dẫn sv các nội dung tự học đê triển khai trong sv.

Đế quản lí được kế hoạch tự học của từng sv cần tiến hành tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập, qua đó hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch tự học: Phương pháp tự học vốn rất phong phú, đa dạng ngay ở từng môn học. Tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiêm học tập, báo cáo chuyên đề khoa học về tự học giữ vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ sv hoàn thành kế hoạch tự học và nhiệm vụ học tập đã đề ra. Trong những năm qua, hoạt động này ở Khoa SP Nghệ thuật Trường ĐH Đồng Tháp chưa được quan tâm đúng mức, do đó dẫn đến kết quả tự học chưa cao. Việc tố chức trao đổi kinh nghiệm tự học từ cấp lớp đến cấp khoa; sẽ tạo cơ hội giúp đỡ sv học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm tự học, nhân được người tốt việc tốt; kích thích sv tích cực hăng say chủ động, sáng tạo hơn trong quá trình tự học.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường và Khoa tạo điều kiện về thời gian, phòng học bộ môn cho

GV và sv thực hiện kế hoạch HĐTH ở trên lóp và ngoài giờ lên lớp tại trường.

- GV giảng dạy và cán bộ quản lí khoa cần giúp sv nắm được kế hoạch tổng thể chung của Khoa.

- Kế hoạch học tập bộ môn phải nằm trong kế hoạch tự học của sv. - sv phải lượng giá được khối lượng công việc trong học tập và thời gian tiến hành.

- sv phải có tính tự giác, tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện kế hoạch, đặc biệt là sv phải có ý chí vượt khó nhằm khắc phục khó khăn trong tự học.

- sv phải có kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch của mình.

- Biết cách làm việc độc lập, tập trung tư tưởng, tiết kiệm thời gian, kiên trì, vượt mọi khó khăn.

- sv phải nhận thức rõ về ý nghĩa của bài học, chương học, học phần đối với nghề nghiệp trong tương lai.

- s V phải có động cơ và thái độ học tập đúng đắn.

3.2.4. Biện pháp 4: Cụ thế hóa các nội dung tự học và hướng dànphương pháp tự học cho sinh viên

Một phần của tài liệu Một so biện pháp quản lỉ hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm nghệ thuật trường đại học đồng tháp (Trang 60 - 65)