Nguyên nhân của nhũng hạn chế

Một phần của tài liệu Một so biện pháp quản lỉ hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm nghệ thuật trường đại học đồng tháp (Trang 49 - 51)

2 38,9 58 53, 78 7,4 9 Nâng cao khả năng vận dụng lí

2.5.3.Nguyên nhân của nhũng hạn chế

- Nội dung dạy còn nặng về lí thuyết, coi nhẹ thực hành.

- Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá còn thiên về tái hiện, ghi nhớ kiến thức hơn là tư duy.

- Trong quá trình dạy, ít chú trọng đến hoạt động cá nhân, chưa coi trọng vai trò cá nhân trong việc tự hoạt động, tự chiếm lĩnh tri thức...

- Hạn chế về nguồn lực cần thiết để quản lí HĐTH hiệu quả cho sv. - Do là ngành đặc thù, sv gặp nhiều khó khăn về không gian học tập khi tự học các môn thực hành như: đàn, hát, xướng âm,...

- Do sv chưa có nhận thức và thái độ động cơ tự học đúng (thiếu ý thức tự giác, lười học, không có hứng thú).

- Do khả năng nhận thức tư duy của sv thấp (đầu vào thấp, không yêu nghề).

- Do sv chưa được làm quen với kỹ năng tự học (đặc biệt đối với các môn thực hành).

- Do thiếu thời gian (thời lượng lên lớp nhiều ngày 2 buổi, các hội thi văn nghệ thể dục thể thao...).

Nhìn chung, sv Khoa SP Nghệ thuật chưa có nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò, ý nghĩa của HĐTH, vì thế mà việc sử dụng thời gian và các biện pháp tố chức HĐTH của sv chưa được hợp lí và khoa học. sv tự học không thường xuyên mà mới chỉ tập trung học khi chuẩn bị kiểm tra và thi. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do sv chưa có kỹ năng tự học, chưa biết cách học, chưa có đủ tài liệu giáo trình và các phương tiện hỗ trợ cho HĐTH. Đặc biệt là do GV chưa thực sự quan tâm đến các biện pháp tổ chức HĐTH cho sv, chưa phát huy hết vai trò tích cực, độc lập sáng tạo của sv trong quá trình dạy học. Chính vì vậy mà HĐTH của sv ở chưa được đẩy mạnh, chưa được tổ chức một cách khoa học, hợp lí. Nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà quản lí, những người làm công tác giảng dạy là phải tố chức HĐTH cho sv, đặc biệt là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học nhằm phát huy tới mức cao nhất năng lực tự học và tự nghiên cứu của sv, đổi mới phương pháp kiếm tra đánh giá ở trường nói chung và Khoa SP Nghệ thuật nói riêng.

Kết luận chương 2

Qua việc điều tra về thực trạng HĐTH của sv và thực trạng quản lí HĐTH của sv Khoa SP Nghệ thuật Trường ĐH Đồng Tháp cho thấy hiệu quả quản lí HĐTH còn thấp và nhiều bất cập bởi cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì thế, cần phải có những biện pháp quản lí kịp thời, hữu hiệu để khắc phục những hạn chế của thực trạng nói trên đồng thời thúc đây việc quản lí HĐTH của sv Khoa SP Nghệ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Đó là những căn cứ thực tiễn quan trọng giúp chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lí HĐTH của sv Khoa SP Nghệ thuật ở chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG3

MỘT SÓ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG Tự HỌC CỦA SINH VIÊN

NGÀNH ÂM NHẠC KHOA sư PHẠM NGHỆ THUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÒNG THÁP

Một phần của tài liệu Một so biện pháp quản lỉ hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm nghệ thuật trường đại học đồng tháp (Trang 49 - 51)