Phương pháp quản líhoạt độngtự họccủa sinh viên

Một phần của tài liệu Một so biện pháp quản lỉ hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm nghệ thuật trường đại học đồng tháp (Trang 28 - 31)

Phương pháp quản lí là cách thức mà chủ thế quản lí tác động vào đối tượng quản lí. Phương pháp quản lí cũng thể hiện rõ tính chất năng động, sáng

tạo của chủ thể quản lí trong mỗi tình huống, mỗi đối tượng nhất định. Người làm công tác quản lí phải biết sử dụng những phương pháp thích hợp đối với mỗi đối tượng quản lí.

Mỗi phương pháp quản lí đặc trưng cho từng đối tượng quản lí trong từng hoàn cảnh CỊ1 thể. Phương pháp quản lí HĐTH được xây dựng xuất phát từ 3 phương pháp quản lí cơ bản:

a) Phương pháp tô chítc - hành chỉnh:

Phương pháp tổ chức - hành chính là tác động của chủ thê quản lí đến đối tượng quản lí trên cơ sở sử dụng các công cụ tổ chức - hành chính để duy trì kỷ luật, kỷ cương nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu.

Phương pháp quản lí tổ chức - hành chính có những đặc trưng cơ bản: - Lựa chọn công cụ: Các công cụ về tổ chức - hành chính được chủ thế quản lí sử dụng bao gồm: công tác tổ chức - cán bộ: luật, nội quy, quy chế, quy định.

- Cách thức tác động: Phương pháp này được thực hiện thông qua các biện pháp:

+ Phân chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với năng lực của họ;

+ Thực hiện công việc cho nhân viên và giao quyền cho các cấp quản lí theo đúng việc đánh giá hiệu quả công việc một cách công bằng;

I Đề bạt, thuyên chuyến, buộc thôi việc đối với nhân viên trên cơ sở kết quả lao động của họ;

+ Đào tạo và phát triển nhân lực.

- Đối tượng, hoàn cảnh và tính chất công việc: Phương pháp này được áp dụng một cách tương đối phổ biến trong nhiều tổ chức, nhiều công việc và hoàn cảnh khác nhau.

Phương pháp tâm lí - xã hội là tác động bằng tâm lí, tình cảm của chủ thế quản lí đến đối tượng quản lí đế tạo nên sự hiểu biết, chia sẻ và gắn bó giữa các thành viên nhằm xây dựng “bầu không khí hữu ích” của tổ chức.

Phương pháp quản lí tâm lí - xã hội có những đặc trưng cơ bản:

- Lựa chọn công cụ: Chủ thể quản lí tác động bằng yếu tố tình cảm, tâm lí đối với nhân viên và tạo ra cơ hội cho nhân viên được tiếp xúc, trao đối những tâm tư, nguyện vọng của họ; tạo điều kiện đế nhân viên giao lưu với nhau, giúp họ hiểu biết và chia sẻ với nhau trong công việc và cuộc sống.

- Cách thức tác động: Phương pháp này được thực hiện thông qua các hình thức: giao lưu, tố chức hoạt động văn hoá - thể thao, picnic. v.v...

- Đối tượng, hoàn cảnh và tính chất công việc: Phương pháp này được sử dụng một cách phổ biến ỏ nhiều tổ chức với mọi đối tượng và phải chọn những hoàn cảnh thích hợp. Những phương pháp quản lí được trình bày ở trên là những phương pháp chung nhất cần phải được áp dụng ỏ tất cả các loại hình quản lí và cấp độ quản lí nhưng sự vận dụng nó là mang tính đặc thù.

c) Phương pháp quản lí bằng kỉnh tế:

Phương pháp quản lí bằng kinh tế là tác động của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trên co sở sử dụng các nguồn lực vật chất và lợi ích kinh tế để tạo ra động co thúc đẩy, phát huy tiềm năng và năng lực của họ nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu.

Phương pháp quản lí bằng kinh tế có những đặc trưng co bản:

- Lựa chọn công cụ: Chủ thể quản lí sử dụng nguồn lực vật chất và lợi ích kinh tế đẻ tác động vào nhân viên nhằm thúc đẩy họ trong công việc.

- Cách thức tác động: Phương pháp kinh tế được thực hiện thông qua các biện pháp:

+ Cung cấp những điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ’ thuật để phục vụ cho công việc, các chế độ bảo hiểm, bảo hộ lao động;

I Xây dựng định mức lao động hợp lí, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật, lựa chọn các phương án tối ưu đế thực hiện công việc;

+ Thực hiện chế độ tiền công, tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác một cách công bằng, công khai, minh bạch.

+ Đối tượng, hoàn cảnh và tính chất công việc: Phương pháp này được thực hiện một cách tương đối phố biến với nhiều đối tượng, nhiều công việc và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

1.4.4. Một số yếu to quản lí ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tựhọc của sinh viên

Một phần của tài liệu Một so biện pháp quản lỉ hoạt động tự học của sinh viên khoa sư phạm nghệ thuật trường đại học đồng tháp (Trang 28 - 31)