Xuất phát từ vai trò vị trí của sinh viên trong đời sống xã hội:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt nam hàn quốc, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 45)

Sinh viên nói chung, sinh viên nghề nói riêng là lực lượng xã hội hùng hậu, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ về khoa học và công nghệ, là lực lượng xung kích, cách mạng là nguồn nhân lực quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại Hội nghị Trung ương 7, khóa X, Đảng ta xác định: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc, là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm công việc đòi hỏi nhiều hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo” [19, tr.35], trong đó sinh viên đóng vai trò rất quan trọng.

Sinh viên là một lực lượng xã hội đặc thù, là lực lượng tinh túy trong thanh niên. Thực tiễn cách mạng Việt Nam chỉ cho chúng ta thấy rằng sinh viên là những người luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng bằng nhiệt huyết, bằng lương tâm, bằng chính những phẩm chất của mình. Ngày nay với sức trẻ, với nhiệt huyết của thanh niên họ đã xung kích vì cuộc sống cộng đồng, với những việc làm cụ thể, thiết thực bằng các phong trào tình nguyện, đã chứng minh được rằng sinh viên luôn là lực lượng xã hội đặc biệt. Với họ, sức sống của tuổi trẻ, làm chủ được tri thức khoa học, với bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức là những yếu tố luôn đi liền với nhau, gắn bó hữu cơ với nhau. Bên cạnh đó, sinh viên còn là lực lượng dự bị cho đội ngũ tri thức của đất nước và khi họ trở thành những người chủ tương lai của đất nước.

Bên cạnh đó, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, sinh viên có vai trò vị trí hết sức quan trọng.

Theo quan điểm của các nhà chủ nghĩa Mác sinh viên có vai trò, vị trí quan trong sự phát triển của xã hội. Trong Thư gửi “Đại hội quốc tế các sinh viên xã hội chủ nghĩa”, Ph.Ăngghen viết: “Các bạn hãy cố gắng làm cho thanh niên ý thức được rằng giai cấp vô sản lao động trí óc được hình thành từ hàng ngũ sinh viên” [10, tr.613]

Theo quan điểm của Lênin cho rằng: “Hãy lấy thanh niên mà xây dựng hàng trăm nhóm xung phong và động viên họ nỗ lực hoạt động, cần phải khẩn trương một cách táo bạo tập hợp và đưa tất cả những người có cách mạng vào hoạt động. Đừng sợ họ chưa được đào tạo đầy đủ, đừng run trước việc họ chưa có kinh nghiệm và chưa phát triển hoàn thiện. [41,tr.247]

Đối với Hồ Chí Minh, Người đã nhận thấy rõ vai trò của thanh niên, sinh viên trong tiến trình lịch sử, họ là những người có khả năng “dời non”, “lấp biển”. Theo Người “thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức các cháu thiếu niên nhi đồng” [31, tr.81] .Trong những lần dự Đại hội Đoàn toàn

quốc, Đại hội Hội sinh viên, khai giảng năm học mới của trường Đại học nhân dân hay là thư gửi cho thanh niên sinh viên Bác luôn căn dặn: “Thanh niên sinh viên phải đoàn kết chặt chẽ, luôn trau dồi đạo đức, rèn luyện thể lực, học lý luận kết hợp với thực hành; học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh”.

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tập hợp, vận động thanh niên, quan tâm giáo dục, rèn luyện để họ trở thành lực lượng to lớn của cách mạng. Với quan điểm: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên” [33, tr.216], Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn động viên khích lệ thanh niên đến những nơi khó khăn, gian khổ nhất của đất nước, góp sức mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Đảng, Nhà nước cũng như cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành luôn đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai trò và tiềm năng to lớn của thanh niên để họ thực hiện sứ mệnh đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước. Các cấp bộ Đoàn đã có nhiều chương trình hành động, phong trào cách mạng thu hút, tập hợp đoàn viên, thanh niên tham gia; thực hiện tốt chức năng trường học xã hội chủ nghĩa và là lực lượng dự bị tin cậy của Đảng. Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định thanh niên là đội quân xung kích đi đầu trong phong trào cách mạng: “lực lượng to lớn và vững chắc trong cuộc kháng chiến kiến quốc, mọi công việc thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. [31, tr.82]

Trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và vị trí của thanh niên, sinh viên trong đời sống xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên là một trong những nhân tố có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Vậy nên, việc đoàn kết, tập hợp thanh niên, sinh viên nhằm phát huy vị

thế, vai trò của thanh niên trong thực tiễn cách mạng Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú ý. Điều này đã được Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII của Đảng ta khẳng định:

“Vấn đề thanh niên đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn nhân lực con người… Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên” [16, tr.2]

Điều này được Đảng ta tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị Trung ương 7, Khóa X: “trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ, đội ngũ tri thức là lực lượng nòng cốt, sáng tạo và truyền bá tri thức. Bằng hoạt động sáng tạo tri thức nước ta đã đóng góp to lớn trên tất cả các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [21, tr.81-82].

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đan xen không ít những khó khăn, thách thức. Thanh niên vẫn là lực lượng to lớn của xã hội, “…là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước… một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [22, tr.41]

Vì vậy, hơn bao giờ hết, vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên ngày càng trở nên bức thiết. Đạo đức giúp sinh viên ý thức được trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước, biết sống vì mọi người, giúp họ có được nghị lực tránh xa những cám dỗ của cuộc sống đời thường, tăng cường ý chí vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập, tu dưỡng bản thân, sống có trách nhiệm với mình với những người xung quanh và với cộng đồng. Đạo đức là động lực, là sức mạnh thôi thúc con người dám đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu đi ngược lại lợi ích

của xã hội, bảo vệ và phát triển cái tốt, cái thiện, làm cho xã hội ngày càng phát triển, và khẳng định được vị trí của sinh viên trong đời sống xã hội hiện nay.

1.4.2. Mục đích và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạođức cho sinh viên trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất đức cho sinh viên trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Mục đích của việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức:

Thứ nhất, về mục đích nhận thức: trước sự tác động của cơ chế thị trường như hiện nay, một bộ phận giới trẻ đã và đang phát huy những giá trị đạo đức truyền thống thì một bộ phận không nhỏ giới trẻ khác đang quay lưng với các gí trị và chuẩn mực đạo đức đó, trong đó sinh viên chiếm tỉ lệ đáng kể. Vậy nên cần phải làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức trong đời sống xã hội, góp phần hình thanh nên nhân cách ở cá nhân mỗi người.

Thông qua việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, người giáo dục được trang bị những tri thức về các giá trị đạo đức truyền thống, các chuẩn mực của đạo đức, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Với mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” thì các giá trị, chuẩn mực đạo đức là cái mà toàn thể dân tộc ta đang hướng đến, giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống. Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, thì những giá trị, chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hành trang giúp học bước vào đời chắc chắn, và quan trọng hơn tạo lập cho họ lối sống tự lập, sáng tạo, chủ động, có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau, tình thần tương thân, tương ái,…

Vậy nên việc định hướng, giáo dục các giá trị đạo đức là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình nhận thức của sinh viên.

Thứ hai, bồi dưỡng niềm tin vào các giá trị đạo đức, các chuẩn mực đạo đức truyền thống. Bỡi vì, khi họ hiểu rõ về các giá trị của đạo đức và có lòng tin vào đó, họ sẽ không hành động lệch lạc, trái với thuần phong mĩ tục, trái với đạo đức xã hội. Trong thực tiễn đã cho ta thấy được rằng, nhiều người có học thức,

nhưng lại không hiểu được các giá trị đạo đức cho nên họ đã có những hành động động đi trái lại với lương tâm, vi phạm các giá trị đạo đức xã hội.

Sự hình thành lòng tin vào các giá trị đạo đức, nó không chỉ là mục đích của việc giáo dục đạo đức mà nó còn hướng đến sự hình thành lòng tin giữa con người với con người thông qua cách cư xử giữa các thành viên trong xã hội. Khi sự tin tưởng giữa mọi người được thắt chặt, họ sẽ sống tốt hơn, có trách nhiệm với bản thân hơn, và có trách nhiệm với xã hội hơn.

Thứ ba, giáo dục luôn hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện con người. Giáo dục ở nước ta có mục tiêu là hình thành ở học sinh viên những cơ sở cần thiết cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, những cơ sở của nhân cách con người Việt Nam, có những giá trị cơ bản về nhân văn và xã hội, có học vấn tương đối hoàn chỉnh. Như vậy, dù là giáo dục ở bậc học nào cũng hướng đến sự phát triển toàn diện cho cá nhân. Cho nên, giáo dục đạo đức trong nhà trường mặc dù có mục đích cụ thể của mình nhưng phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu trên mà cụ thể là giúp hình thành ở sinh viên ý thức, hành vi, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đúng với thuần phong mĩ tục, không vi phạm đạo đức xã hội.

Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:

Giáo dục đạo đức trong các nhà trường có vị trí đặc biệt quan trọng, trong việc giáo dục và đao tạo để hình thành một cách vững chắc những thế hệ công dân - người lao động đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, Đảng và Chính phủ đã ra nhiều Nghị quyết, Chỉ thị trong đó khẳng định một số hình thức, biện pháp cơ bản, để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Đó là, đưa việc giáo dục đạo đức vào các trường học, các cấp học, ngành học, từ phổ thông đến trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Nhà trường có nhiệm vụ xây dựng cho thế hệ trẻ nhân cách người công dân, người lao động, người chủ tương lai xứng đáng của đất nước, của dân tộc, biết sống, lao động và học tập trong xã hội mới với muôn vàn mối quan hệ đa dạng. Một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là làm cho sinh viên đó là góp phần hình thành một cách tự giác những hành vi ứng xử theo những chuẩn mực xã hội nhất định trong đó có chuẩn mực đạo đức. Từ đề cao nhân tố con người để hướng đến mục tiêu giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện.

Ngày nay, trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiều sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, hơn lúc nào hết, sinh viên cần phải tìm mọi cách vươn lên nắm lấy tri thức của thời đại, phải thực sự trở thành những con người nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỹ luật cao để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.

Ba là, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng là một phương thức chuyển tải đạo đức của xã hội thành văn hóa đạo đức của cá nhân. Để phát huy vai trò của tuổi trẻ thì phải tiến hành giáo dục một cách toàn diện và chu đáo. Giáo dục đạo đức là nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người không chỉ có đức mà còn có tài, để mỗi sinh viên khi trưởng thành sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên ở các trường CĐ, ĐH trong giai đoạn hiện nay đã trở thành điểm nóng không chỉ ở các trường mà còn đối với cả hệ thống giáo dục và đối với toàn xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày nay, phẩm chất đạo đức của sinh viên là một trong những điều kiện tiên quyết để học tập có kết quả. Nó là động lực để phát huy tính chủ động, tích cực trong mọi hoàn cảnh, để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

Việc coi trọng giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay không chỉ là đòi hỏi sự nghiệp xây CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn là đồi hỏi bức thiết của bản thân công tác giáo dục.

Đứng trước tình hình đó mỗi sinh viên để chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc để bước vào đời cần phải tích lũy cho mình các kiến thức về khoa học, công nghệ, tin học, ngoại ngữ, chuyên môn... nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó mà không ngừng trau dồi, rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỹ luật, ý thức chấp hành pháp luật, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp thì dễ dẫn đến sự phát triển lệch lạc, phiến diện. Vì vậy, công tác giáo dục đạo đức phải giúp bản thân mỗi sinh viên hiểu được rằng rèn luyện đạo đức để đáp ứng thực tiễn đổi mới đất nước. Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức cũng như năng lực thực hiện hành vi đạo đức của mỗi cá nhân. Sinh viên hiện nay cần phải tiếp tục phấn đấu và rèn luyện. Trên nhiều lĩnh vực, chúng ta còn tụt hậu, còn có khoảng cách quá xa so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nhiệm vụ của sinh viên là phải góp phần làm giảm khoảng cách đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt nam hàn quốc, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 45)