Để đạt được những thành công trên là do có sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường. Là sự kết hợp giáo dục giữa môi trường gia đình, nhà trường và toàn xã hội đới với công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, mà đặc biệt là đối với sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc. Với đặc thù là trường đạo tạo nghề, nên vấn đề giáo dục đạo đức lại cần phải hết sức được quan tâm. Bên cạnh đó là hoạt động của các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các câu lạc bộ... đã góp phần tích cực vào việc rèn luyện, giáo dục các giá trị đạo đức cho sinh viên của nhà trường, góp phần định hướng cho họ tới những giá trị đạo đức cao đẹp, sống có ước mơ, hoài bảo, có lý tưởng, biết yêu thương, giúp đỡ người khác để họ sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội.
Song bên cạnh đó nó cũng đang còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Một thực tế cho thấy rằng trong công tác giáo dục đạo đức cho thế trẻ nói chung và đối với sinh viên nói riêng đang còn những bất cập. Công tác giáo dục đạo đức trong trường học vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống. Công tác giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chưa có chiều sâu nên hiệu quả mang lại chưa cao. Nhận thức về việc rèn luyện đạo đức của bản thân mỗi sinh viên còn hời hợt, chưa được quan tâm chú ý... Những tồn tại, hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Trước hết, do công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong trường chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm. Giáo dục đạo đức còn mang tính lý thuyết, chưa chú ý đến việc rèn luyện đạo đức phải thường xuyên, liên tục trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống của sinh viên. Bên cạnh đó trường chưa thực sự quan tâm đến các môn học cơ bản mà chỉ chú tâm đến các môn học thực hành, vậy nên các môn lý luận gắn liền trực tiếp với giáo dục đạo đức như Chính trị và Pháp luật chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Không
coi đây là môn học bắt buộc, vì vậy sinh viên không có cơ hội để tiếp thu tri thức đạo đức ở cấp độ tri thức lý luận.
Thứ hai, quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đã làm xuất hiện nhiều vấn đề mà chúng ta chưa lường hết được sự tác động tích cực lẫn tiêu cực của nó đến sự phát triển đạo đức. Trong điều kiện hiện nay, trước những thay đổi về thang giá trị đạo đức, thì sự nhìn nhận, đánh giá và định hướng các giá trị đạo đức của dân tộc trong sinh viên cũng có những biến đổi nhất định. Nhiều sinh viên, kể cả phụ huynh, đặc biệt một số phụ huynh là cán bộ trong hệ thống các cơ quan Đảng, Nhà nước ta còn có suy nghĩ tiêu cực rằng, sau khi con em mình học xong ra trường tìm được công việc ổn định tại các cơ quan gần nhà, có thu nhập cao, có đầy đủ phương tiện thông tin, lại nhàn hạ, điều này đã phản ảnh phần nào cuộc sống chỉ biết vì mình, vì sự hưởng thụ cá nhân, chưa nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm của bạn thân đối với xã hội, ý thức về ngày mai lập thân, lâp nghiệp đang còn thấp, dẫn đến cuộc sống vị kỷ, chỉ biết chăm lo cho bản thân mình mà quên đi người khác.
Ngày nay, với sự nhạy bén, năng động của mình thế hệ trẻ đã chủ động, tích cực tiếp thu với các giá trị mới, những điểm tiến bộ của nhân loại, đồng thời họ cũng dễ dàng tiếp thu với những yếu tố mới thậm chí là những cái trái ngược, đi ngược lại với các giá trị đạo đức truyền thống, có khả năng làm tổn hại đến những giá trị của đạo đức truyền thống đó. Những ảnh hưởng này đều do xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa mang lại, nó vừa tạo điều kiện cho thanh niên tiếp thu với cái mới nhưng cũng tạo ra không ít những cản trở làm chúng ta phải trăn trở. Thứ ba, một tác nhân không thể không nói đến, đã có tác động mạnh mẽ đến vấn đề đạo đức của sinh viên trong giai đoạn hiện nay đó chính là môi trường giáo dục.
Môi trường giáo dục bao gồm, môi trường gia đình, nhà trường và môi trường xã hội.
Về môi trường xã hội: bên cạnh những mặt tích cực do xã hội mang lại, trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên cũng gặp không ít khó khăn, nhất là những hiện tượng tiêu cục mà hàng ngày, hàng giờ các phương tiện thông tin đại chúng nêu lên (nhiều gấp nhiều lần so với những tấm gương đạo đức trong sáng, việc làm nhân ái, những gương người tốt, việc tốt...) đang là những rào cản lớn, tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của sinh viên. Ranh giới giữa cái xấu và cái tốt, cái đúng và cái sai, cái tích cực và cái tiêu cục lại hết sức mong manh. Điều này tác động ngày càng lớn đối với sinh viên khi mà nhân cách của họ chưa được định hình một cách hoàn chỉnh.
Về môi trường gia đình: gia đình là xã hội thu nhỏ, gia đình là tế bào của xã hội. Nói như thế để thấy được vai trò của gia đình trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái. Truyền thống đạo đức của gia đình có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến con cái. Ngay từ khi lọt lòng, trẻ đã được chăm sóc, nuôi dạy cùng với những người thân yêu trong gia đình. Số thời gian trẻ sống ở gia đình cũng nhiều hơn ở trường, do vậy, mối quan hệ ông bà, cha mẹ, anh chị em có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của trẻ. Đặc biệt với tuổi vị thành niên, các em dần hình thành thái độ nhận xét, đánh giá về sự quan tâm, mối tương quan giữa các thành viên trong gia đình… Chính điều này sẽ xây dựng nên tình cảm của các em với các thành viên trong gia đình.
Cũng bởi ảnh hưởng của cơ chế thị trường, đồng tiền đã cuốn nhiều gia đình vì ham lợi nhuận mà không có thời gian quan tâm, chăm sóc đến con cái về mặt tinh thần, họ chỉ biết tạo dựng cho con cái một cuộc sống đầy đủ về vật chất mà không nghĩ đến giáo dục con cái những giá trị nhân văn, những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Chính vì do cuộc sống mà nhiều gia đình con cái mình sa vào các tệ nạn xã hội, hư hỏng mà bố mẹ không hề hay biết. Bên cạnh đó, ở một số gia đình cuộc sống không hạnh phúc, sống ly thân hoặc đã ly dị đã làm cho những đứa trẻ bị hụt hẫng về mặt tinh thần, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như việc học tập của các em. Đây là những ảnh hưởng hết sức to lớn đối
với công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên nước ta hiện nay nói chung và sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng.
Về môi trường nhà trường: nhà trường cũng đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Môi trường trường học như Bác Hồ đã viết trong thư gửi giáo sư, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng, ngày 3-11-1995, đã khẳng định - “là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà”. Muốn thực hiện được mục tiêu đó ngoài việc giáo dục về các tri thức khoa học, các kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, nhà trường phải hết sức coi trọng giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua các bài giảng trong quá trình lên lớp, thông qua các hoạt động đoàn thể, các buổi sinh hoạt chính trị...
Trên thực tiễn hiện nay, vấn đề giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống cho sinh viên ở Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường có tư tưởng giao cho Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên hay khoa trực tiếp quản lý, và các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn có tác động trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Trong lúc đó, phong trào Đoàn, Hội sinh viên nhiều lúc còn mang tính hình thức, tính “phong trào” chạy theo thành tích, theo bề nổi, thiếu tính thiết thực, xa rời với thực tiễn. Bênh cạnh đó, đội ngũ giáo viên giảng dạy các bộ môn trực tiếp giáo dục đến đạo đức cho sinh viên như Chính trị và Pháp luật đều kiêm nhiệm, phần nào chưa thực sự đầu tư, chú trọng chuyên sâu vào môn học để thấy được tầm quan trọng của môn học trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho sinh viên. Do vậy hầu hết các giờ học, giáo viên dạy chay, chưa chú trọng đến sự kết hợp các phương pháp và phương tiện dạy học, chưa bán sát quá trình học tập, rèn luyện của các em. Một số giờ dạy còn mang nặng tính lý thuyết đã làm cho các giờ học trở nên khô khan, nhàm chán, không lôi cuốn được sinh viên. Trong lúc đó trang thiết bị dạy học (tranh ảnh, băng hình, tư liệu...) còn thiếu thốn. Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Hầu hết các phòng học máy chiếu đều được ưu tiên cho các môn học thực hành nghề. Mặt khác nhà trường chưa có điều kiện để cấp kinh phí cho giáo viên và sinh viên đi tham quan các khu di tích, địa danh trên địa bàn tỉnh và cả nước để các em được hiểu rõ hơn về các môn học lý luận, đạo đức. Điều này không những đã làm ảnh hưởng đến kết quả dạy học mà còn làm ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Ngoài ra khi về trách nhiệm của nhà trường, luật Giáo dục nước ta tại Điều 93 đã quy định: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”. Song thực tế hiện nay cho thấy sự phôi hợp này của trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam-Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay chưa phát huy được hiệu quả.
Thứ tư, do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các em đều cho rằng mình đã lớn, đã đủ tuổi công dân nên có thể làm chủ được hành vi đạo đức của mình. Một số em suy nghĩ và hành động theo sở thích, cảm tính của mình, xem nhẹ tầm quan trọng của các môn học lý luận với việc nâng cao hiệu quả rèn luyện đạo đức của bản thân.
Thứ năm, với mặt trái của cơ chế thị trường, nhận thức về chính trị, văn hoá, đạo đức, lối sống… của một bộ phận không nhỏ sinh viên bị tác động tiêu cực bởi những gì họ tiếp nhận được thiếu một “bộ lọc” cần thiết. Do đó, nếu không có sự định hướng tích cực, kịp thời, đúng mực, thì những biểu hiện đó sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức, lý tưởng, tình cảm của sinh viên đối với đất nước, cộng đồng, xã hội, gia đình. Trong bối cảnh hiện nay, với sự tác động phong phú, đa chiều của các luồng thông tin, văn hoá, lối sống…, thanh niên dễ có nhận thức lệch lạc về nhiều vấn đề của đất nước, của xã hội.
Thứ bảy, hiện nay các thế lực thù địch với Việt Nam đang thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, chúng tìm mọi cách tấn công chúng ta về văn hóa, đạo đức, lối sống, nhất là đối với thế hệ trẻ. Đối với sinh viên, mục tiêu của chúng là làm phai nhạt lý tưởng cách mạng, xa rời truyền
thống dân tộc, chúng lợi dụng những thanh niên, sinh viên xấu kích động, gây rối trật tự xã hội. Lợi dụng những sơ hở trong công tác quản lý của Nhà nước ta, chúng tã truyền bá các văn hóa phẩm độc hại, tuyên truyền các tư tưởng tự do và sống theo phong cách phương Tây, đặc biệt chúng lợi dụng về vấn đề dân tộc, tôn giáo, vấn đề dân quyền và nhân quyền ở nước ta... để xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành quả cách mạng về quá khứ hào hùng của dân tộc ta. Với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, chúng hòng làm cho thế hệ trẻ Việt Nam bị lẫn lộn, không phân biệt được đúng, sai, trái, phải, thù bạn lẫn lộn, tạo nên một lớp người phi chính trị, sống mờ nhạt, không có lý tưởng, thiếu hoài bão, ngại khó khăn, gian khổ, sống không có ước mơ.
Bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, chúng đã và đang tìm cách gieo rắc những văn hóa phẩm đội trụy, dùng tiền để mua chuộc, dụ dỗ, làm sa ngã thanh niên, lôi kéo họ vào con đường ăn chơi trụy lạc, sa đọa, vào lối sống buông thả, bất cần đời, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Mục đích của chúng là “nhuốm đen” các thế hệ tương lai của chúng ta, làm băng hoại phẩm chất đạo đức của họ, dần khống chế họ trở thành tay sai cho chúng để chống lại Đảng và Nhà nước ta. Chúng cho rằng, đây là con đường ngắn nhất, để đi đến mục đích cuối cùng; thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa đối với sinh viên cả nước nói chung, và sinh viên trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng cũng nằm trong số đó.
Kết luận chương 2
Trong chương hai, tác giả nghiên cứu về thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam-Hàn Quốc trong giai đoạn (2009-2014). Từ đó cho thấy, bên cạnh những mặt tốt đó là sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam-Hàn, Quốc, tỉnh Nghệ An, đa phần đều có những đặc điểm chung của sinh viên Việt Nam nói chung, họ luôn mang trong mình một truyền thống yêu nước nồng nàn, một niềm tự hào của dân tộc, đa phần đều ham học, say mê nghiên cứu khoa học, luôn khắc phục
mọi khó khăn, vượt qua gian khổ, luôn cần cù, siêng năng chăm chỉ trong học tập, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào vì cuộc sống cộng đồng vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam-Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An còn bộc lộ nhiều điểm tiêu cực, hạn chế: đa phần các em đều sống xa gia đình nên thiếu sự quan tâm, giáo dục quản lý của gia đình, trong lúc đó sự quan tâm, giáo dục của nhà trường lại chỉ dừng lại ở một mức độ chung chung, chưa đi sâu, đi sát vào đời sống thực tiễn của sinh viên. Bên ngoài các mối đe dọa của các tệ nạn xã hội đang ngày đêm len lỏi vào tầng lớp sinh viên. Những ảnh hưởng tiêu cực đó đã làm cho một bộ phận sinh viên sống quay lưng lại với các giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống, du nhập với lối sống mới, lai căng, sống thiều niềm tin, chủ quan, ỷ lại trông chờ vào sự ban bố của cha mẹ, người thân, sống buông thả với bản thân, thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội. Trong lúc đó, công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên của Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam- Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng đang còn tồn tại nhiều hạn chế; Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã có sự quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục cho sinh viên của nhà trường nhưng đang còn hạn chế, phần lớn đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường nói chung, và đối với cán bộ giáo viên giảng dạy bộ môn lý luận nói riêng đang cố gắng trau dồi về phẩm